VN-Index liên tục ghi nhận diễn biến rung lắc, vận động chủ yếu trong biên độ 1.240-1.260 điểm. Có thời điểm, chỉ số chính thủng luôn mốc hỗ trợ mạnh 1.240 điểm - vùng hỗ trợ kích thích lực cầu bắt đáy từ thị trường, qua đó rơi về mức thấp nhất kể từ giữa tháng 8/2024 đến nay.
VN-Index liên tục ghi nhận diễn biến rung lắc, vận động chủ yếu trong biên độ 1.240-1.260 điểm. Có thời điểm, chỉ số chính thủng luôn mốc hỗ trợ mạnh 1.240 điểm - vùng hỗ trợ kích thích lực cầu bắt đáy từ thị trường, qua đó rơi về mức thấp nhất kể từ giữa tháng 8/2024 đến nay.
Phiên tăng điểm thứ 6 liên tiếp của thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng điểm nhấn tích cực là thanh khoản đã đạt mức cao nhất trong 6 phiên giao dịch trở lại. Nhờ đó, nhiều cổ phiếu đã có sự tự tin trong việc bứt phá hoặc vượt đỉnh.
(HQ Online) - Các yếu tố khiến hoạt động xuất khẩu chè của Việt Nam giảm đáng kể trong năm 2023 là do nhu cầu thị trường yếu và các quy định ngày càng khắt khe tại các thị trường nhập khẩu chè của Việt Nam.
Chè xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) thông tin, năm 2023, chè xuất khẩu ước đạt 121 nghìn tấn, trị giá 211 triệu USD, giảm 16,9% về lượng và giảm 10,9% về trị giá so với năm 2022. Giá chè xuất khẩu bình quân trong năm 2023 ước đạt 1.737,3 USD/tấn, tăng 7,3% so với năm 2022.
Các yếu tố chính khiến hoạt động xuất khẩu chè của Việt Nam giảm đáng kể trong năm 2023 là do nhu cầu thị trường yếu và các quy định ngày càng khắt khe tại các thị trường nhập khẩu chè của Việt Nam. Bên cạnh đó, chủng loại chè xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu ở dạng thô, hàm lượng chế biến thấp.
Hầu hết các mặt hàng chè xuất khẩu đều có xu hướng giảm trong 11 tháng năm 2023, dẫn đầu về lượng và trị giá là chủng loại chè xanh đạt 52,6 nghìn tấn, trị giá 104 triệu USD, giảm 6,9% về lượng và giảm 1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022; tiếp theo là chủng loại chè đen đạt 42,2 nghìn tấn, trị giá 57,2 triệu USD, giảm 16,1% về lượng và giảm 18,4% về trị giá; chè ướp hoa đạt 3,5 nghìn tấn, trị giá 7,3 triệu USD, giảm 4,7% về lượng nhưng tăng 6,7% về trị giá.
Đáng chú ý, xuất khẩu chè ô long đạt 1,1 nghìn tấn, trị giá 3,5 triệu USD, tăng 101,8% về lượng và tăng 106,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Đánh giá về thị trường, Cục Xuất nhập khẩu cho biết, hầu hết trị giá nhập khẩu chè tại các thị trường lớn trên thế giới từ Việt Nam đều chiếm tỷ trọng thấp. Do đó, dù nhu cầu thị trường yếu thì ngành chè của Việt Nam vẫn có cơ hội mở rộng thị phần.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường lớn trên thế giới, ngành chè Việt Nam phải đẩy mạnh sản xuất chè theo hướng an toàn; khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao, sinh học, sản xuất nông nghiệp hữu cơ; hỗ trợ người trồng chè liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm chè; đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng tăng nhanh tỷ trọng những sản phẩm có giá trị cao và sản phẩm mới…
Tiềm năng khai thác thị trường lớn
Đối với thị trường EU, do điều kiện khí hậu, EU không sản xuất chè, hoàn toàn phụ thuộc vào việc nhập khẩu sản phẩm này từ các nước khác, do đó EU là thị trường nhập khẩu chè lớn nhất trên toàn cầu.
Số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu cho thấy, chỉ riêng 9 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu chè của EU đạt 826 triệu USD, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó trị giá nhập khẩu chè của EU từ Việt Nam chỉ chiếm 0,22% tổng trị giá nhập khẩu.
Tiềm năng xuất khẩu chè tới thị trường EU được cho là rất khả quan, nhất là từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) được thực thi. Theo đó, chè là một trong những mặt hàng được hưởng mức thuế suất ưu đãi ngay sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho ngành chè của Việt Nam.
Tuy nhiên, Cục Xuất nhập khẩu phân tích: xuất khẩu chè sang EU vẫn chưa được như kỳ vọng, do các biện pháp phi thuế quan như biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) hay các rào cản kỹ thuật với thương mại (TBT) vẫn là thách thức đối với các mặt hàng nông sản, trong đó có chè.
Do đó để tận dụng hiệu quả lợi thế về thuế quan từ Hiệp định EVFTA, đồng thời vượt qua các rào cản kỹ thuật của thị trường này, ngành chè cần tiếp tục thay đổi các phương thức sản xuất, trồng và thu hoạch theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt, hướng đến các tiêu chí sản xuất xanh, bền vững để đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch nghiêm ngặt.
Đối với thị trường Pakistan, theo số liệu thống kê từ Hiệp hội chè Pakistan, trong 11 tháng năm 2023, Pakistan nhập khẩu chè vào thị trường này đạt 507 triệu USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2022. Tình hình kinh tế của Pakistan đối mặt với nhiều khó khăn, khiến nhu cầu tiêu thụ nội địa giảm.
Trong cơ cấu thị trường cung cấp, trị giá nhập khẩu của Pakistan từ Việt Nam chỉ chiếm 1,23% tổng trị giá nhập khẩu, vẫn còn rất thấp so với nhu cầu của thị trường, vì vậy cơ hội để tăng thị phần vẫn còn để ngỏ.
Ngoài ra, theo Cục Xuất nhập khẩu các thị trường nhập khẩu chè như: Hoa Kỳ, Anh và Hong Kong (Trung Quốc) cũng rất tiềm năng để các doanh nghiệp xuất khẩu chè của Việt Nam mở rộng thị phần.
Đối với thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu chè cần đầu tư sâu hơn nữa vào phát triển chuỗi giá trị ngành hàng chè, đặc biệt là quan tâm sát sao đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần lưu ý tìm hiểu và cập nhật quy định của Hoa Kỳ, đặc biệt các quy định có ảnh hưởng đến việc tiếp cận thị trường như quy định về phòng vệ thương mại, vệ sinh phòng dịch, tiêu chuẩn kỹ thuật, nguồn gốc xuất xứ hoặc các quy định liên quan đến tiêu chuẩn sử dụng lao động...
Với thị trường Anh, đây vốn là thị trường có những tiêu chuẩn khắt khe đối với hàng hoá nhập khẩu, nhất là đối với các mặt hàng nông sản. Đối với mặt hàng chè Anh luôn quan tâm đến tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững. Trong đó, nông sản nhập khẩu chỉ được phép thông quan nếu có mức dư lượng hoá chất dưới ngưỡng tối đa cho phép.
Do đó, để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, cần nâng cao nhận thức đối với người sản xuất trong việc hạn chế sử dụng phân bón và hoá chất, quy trình canh tác phải thể hiện trách nhiệm với xã hội, người tiêu dùng.
Để xuất khẩu chè vào thị trường Hong Kong (Trung Quốc), Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo doanh nghiệp cần lưu ý, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm tại thị trường này rất cao, hệ thống cảnh báo nhanh, công tác hậu kiểm và quy định về nhãn mác nghiêm ngặt. Do đó, doanh nghiệp phải rất cẩn trọng trong quy trình sản xuất, chế biến và áp dụng công nghệ cao trong bảo quản sản phẩm.
Thị trường chứng khoán trong những ngay qua biến động thất thường, khiến cho không ít nhà đầu tư “đau đầu”. Dù cho có lúc tăng lúc giảm nhiều người vẫn tỏ ra lạc quan khi cho rằng thị trường chứng khoán đã trở về với đúng giá trị thật của nó. Sự điều chỉnh sâu của thị trường chứng khoán trong hơn một tháng qua đang tạo nên những mức lỗ đối với nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư mới, bước lợi nhuận cũng bị rút ngắn. Tuy nhiên, niềm tin vào sự sôi động và tiềm năng đầu tư ở kênh này vẫn được khẳng định trong 2 tuần chao đảo vừa qua. Hơn nữa, theo nhận định của nhiều chuyên gia chứng khoán, các nhà đầu tư cần bình tĩnh trước những điều chỉnh tất yếu vừa qua của TTCK.
Qua cuộc "trưng cầu ý kiến" hơn 5.000 người quan tâm đến đầu tư chứng khoán mới đây cho thấy 33,61% số người tham gia trả lời vẫn chọn phương án sẽ tiếp tục đổ thêm vốn vào chứng khoán, chờ thị trường lên. Phương án tiếp tục “bám trụ” - tuy rằng “án binh bất động”, không bán không mua - cũng phản ánh niềm tin vào thị trường, khi có tới 20,11% số phiếu lựa chọn. Trao đổi với chúng tôi trong thời gian qua, nhiều nhà đầu tư bày tỏ suy nghĩ thị trường chứng khoán sẽ sớm phục hồi và lực hút từ bất động sản chỉ là nhất thời.
Một tính toán khác được định hình trong quan niệm của nhiều nhà đầu tư là không vì sức hấp dẫn của thị trường bất động sản, và cả những kênh đầu tư khác, mà bán vội chứng khoán để chuyển vốn. Bởi trong hướng điều chỉnh đang bao trùm trên sàn, bán ra đã khó, bán lỗ lại càng khó chấp nhận. Đó cũng là những lý do có thể giúp giải thích vì sao hai lựa chọn hàng đầu của nhà đầu tư là tiếp tục đổ vốn vào chứng khoán, tiếp tục bám trụ và chờ đợi thời cơ đến. Tuy vậy, trước những diễn biến thất thường của thị trường, cũng có nhiều nhà đầu tư chứng khoán đã tạm bằng lòng với khoản lãi thu được sau thời kỳ nóng sốt để chuyển vốn sang bất động sản và các lĩnh vực khác. Sự dịch chuyển trên đã góp phần tạo không khí sôi động mới của thị trường bất động sản sau một thời gian dài im ắng. Không có con số cụ thể về lượng vốn chuyển từ sàn sang nhà đất, nhưng trong những ngày đỉnh điểm vừa qua, lượng tài khoản đóng và bị “rút ruột” từ 500 triệu đến vài ba tỷ đồng diễn ra phổ biến tại các công ty chứng khoán.
Tiến sĩ Lại Kim Giang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hàng hoá (Đại học Thương mại Hà Nội) từ rất lâu đã có thú nghiên cứu về sự đi lên và đi xuống của thị trường chứng khoán Việt Nam. Bản thân ông cũng là một nhà đầu tư cổ phiếu trong nhiều năm nay. Theo ông Giang thời gian qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến cảnh hàng loạt cổ phiếu mệnh giá nhỏ và trung bình (pennystock) tăng tốc theo mô hình lên xuống dựng đứng trên biểu đồ. Khi cổ phiếu tăng cũng rất mạnh và khi cổ phiếu xuống thì cũng ào ào mất điểm. Theo khảo sát, trước khi thị trường điều chỉnh và mất điểm hai tuần qua, đã có hàng loạt cổ phiếu pennystock tăng kịch trần liên tục khiến cho mệnh giá tăng gấp đôi rất nhanh.
Chứng khoán cũng giống như ngôi sao đang lên
Người tin vào ngôi sao đang lên sẽ tiếp tục tỏa sáng, người cho rằng không. Phổ biến trong thực tế là sẽ có khá nhiều người tin rằng ngôi sao vẫn giữ vững phong độ. Điều này càng được thực tế chứng minh khi nhìn vào cách mà các chủ tịch câu lạc bộ tung tiền vô tội vạ để có được sao, như vụ câu lạc bộ (CLB) Real Madrid trả giá đến 80 triệu euro để có cho bằng được Cristiano Ronaldo, cái giá mà chính CLB này cho là cao hơn giá trị thực. Biểu hiện hiện tại của một cầu thủ nổi tiếng hoàn toàn có thể tác động đến kỳ vọng trong tương lai của ban huấn luyện và của bất kỳ ai quan tâm. Nhiều người sẽ kỳ vọng anh ta thi đấu càng ngày càng thành công hơn, và đóng góp nhiều hơn cho đội bóng. Kiểu kỳ vọng đó, cũng có thể đúng cho trường hợp thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN).
Những bài viết trong nước và quốc tế về TTCK VN trong gần một năm trở lại đây xuất hiện nhiều hơn bao giờ hết. TTCK VN đúng quả thật giống như là một ngôi sao đang lên, không khác gì trường hợp siêu sao Ronaldo. Bất chấp nhiều cảnh báo thị trường quá nóng, thậm chí chính các tổ chức cảnh báo đó cũng... đổ tiền vào TTCK VN. Từ chuyên gia cho đến các nhà đầu tư theo phong trào dường như đều thuộc lòng câu trả lời khi được hỏi nhận định về triển vọng của TTCK VN, rằng nóng thì có nóng nhưng vài năm nữa thì lạc quan lắm, rằng sẽ có điều chỉnh nhưng chỉ là điều chỉnh tạm thời, điều chỉnh nhỏ, rồi thì cũng lại lên thôi.
TTCK tự điều chỉnh - nhà đầu tư cần bình tĩnh
TTCK Việt Nam đang có sự điều chỉnh, với VN - Index thấp dần sau mỗi đợt điều chỉnh với chu kỳ khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, một lời khuyên chung mà nhiều chuyên gia dành cho nhà đầu tư trong nước vào lúc này là: hãy bình tĩnh và bản lĩnh, đừng để những luồng “thông tin ngoại” tác động đến quyết định đầu tư của mình.Tuy nhiên, còn một nguyên nhân khác cũng rất quan trọng, đó là thông tin và ý kiến từ các chuyên gia chứng khoán nước ngoài.
TS. Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển (Ngân hàng Nhà nước) mới đây cho hay, không có giá cổ phiếu nào chỉ có tăng mà không giảm, đó là quy luật của thị trường. Đầu tư chứng khoán dựa chủ yếu vào lòng tin, vào triển vọng kinh tế. Lòng tin này lan truyền từ người này sang người khác trên cơ sở những khoản lời thu được từ đầu tư và làm cho thị trường nóng lên. Tuy nhiên, đến một mức nóng nào đó, sự hoài nghi xuất hiện, cộng với những khoản lãi bắt đầu giảm, khiến cho các nhà đầu tư thận trọng hơn. Họ lựa chọn lại danh mục đầu tư và cấu trúc lại vốn (kể cả bán bớt cổ phiếu này, mua thêm cổ phiếu khác, hoặc chờ đợi để xem xét) một cách kỹ lưỡng, thị trường đang điều chỉnh hành vi của họ. Đó là dấu hiệu tốt và là xu thế chủ đạo. Ngoài ra cũng có thể có những nguyên nhân khác như kết thúc năm tài chính, kết thúc phần lớn các thông báo chia cổ tức, chia cổ phiếu thưởng v.v... Thị trường đang tự điều chỉnh, không có can thiệp hành chính nào của các cơ quan quản lý. Xu thế có thể còn tiếp diễn một thời gian, nhưng chắc chắn thị trường sẽ phục hồi và tăng trưởng trở lại, ông Nghĩa nói.
Không ít người đã đặt câu hỏi tại sao một số nhà đầu tư nước ngoài lại bán nhiều cổ phiếu trong khi nguyên tắc kiếm lời trên TTCK là mua khi rẻ và bán khi đắt. Theo các chuyên gia chứng khoán, lợi dụng sự “yếu vía” của phần đông nhà đầu tư trong nước, nhất là những nhà đầu tư nhỏ lẻ, không loại trừ khả năng đây là “chiêu tung hỏa mù” của các “ông lớn” nước ngoài qua việc sử dụng các kênh thông tin để trục lợi. “Việc bán ra cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài trong những phiên gần đây chỉ là hành động nhất thời để hưởng lợi, chứ không hoàn toàn phản ảnh việc họ bán tháo cổ phiếu để rút khỏi thị trường. Mặt khác, xét về toàn cục, tình hình thị trường vẫn rất tốt. Vì vậy, nhà đầu tư trong nước, nhất là những nhà đầu tư mới và nhỏ lẻ, hãy hết sức bình tĩnh trước việc điều chỉnh này, giám đốc một CTCK nhận định. Theo các chuyên gia kinh tế, chính với các nguồn tiền nhàn rỗi như tiết kiệm, tiền để dành trong dân và tâm lý đầu tư trong thời gian vừa qua của nhà đầu tư nội đổ vào thị trường đã có lúc át được những ảnh hưởng từ thông tin và khả năng thao túng của nhà đầu tư nước ngoài. Một lời khuyên chung mà nhiều chuyên gia dành cho nhà đầu tư trong nước vào lúc này là: hãy bình tĩnh và bản lĩnh, đừng để những luồng “thông tin ngoại” tác động đến quyết định đầu tư của mình.
Chứng khoán Philippines đang tăng mạnh nhất thế giới
Sau khi khép lại 1 năm tồi tệ nhất trong 1 thập kỷ, cổ phiếu Philippines đã có một khởi đầu năm 2019 đầy lạc quan, trong đó chỉ số cổ phiếu chính của nước này đánh bại hầu hết các thị trường chứng khoán trên toàn cầu.
Chỉ số Philippine Stock Exchange (PSE) leo dốc liền 3 phiên, tăng 4.5% trong năm nay và là chỉ số tăng mạnh nhất trong số các chỉ số do Bloomberg theo dõi. Chỉ số PSE tiến 1.6% lên 7,801.5 điểm trước đó trong ngày thứ Sáu (04/01), nới rộng đà leo dốc 2.6% trong ngày hôm qua, khi lạm phát dịu lại. Tỷ lệ lạm phát là lý do đã đẩy thị trường Philippines rơi vào thị trường con gấu trong năm 2018. Chính phủ nước này cho biết, lạm pháy tháng 12/2018 giảm xuống 5.1%, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2018.
“Đà giảm tốc mạnh của lạm phát xác nhận khả năng Ngân hàng Trung ương sẽ không nâng lãi suất trong nửa đầu năm 2019 và củng cố thêm kỳ vọng giảm bớt tỷ lệ dự trữ bắt buộc”, Rachelle Cruz, Chuyên viên phân tích tại AP Securities, cho hay. “Xét tới việc các nỗi lo về vĩ mô ám ảnh năm 2018 đã dịu bớt, tâm lý thị trường sẽ cải thiện từ đây”.
Chỉ số PSE đã rớt 13% trong năm 2018, năm tồi tệ nhất kể từ năm 2008, khi lạm phát tăng mạnh và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khiến nhà đầu tư nước ngoài rút 1.08 tỷ USD ra nước ngoài, gần như xóa sạch 1. 1 tỷ USD dòng vốn vào trong năm 2017. Hơn 31 tỷ USD vốn hóa bị “cuốn sạch” trong đà giảm năm 2018.
Tăng trưởng GDP quý 4/2018 tốt hơn dự báo và tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp ở mức 2 con số có thể giúp chỉ số PSE trở lại vùng 8,000 điểm trong nửa đầu năm 2019, Cruz cho biết. Ngưỡng 8,000 điểm có thể sớm đạt được, nếu chỉ số này đột phá ngưỡng kháng cự 7,800 điểm một cách đầy thuyết phục, Jonathan Ravelas, Trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại BDO Unibank Inc, cho hay.
Hệ số P/E của chỉ số PSE đang ở mức 16.3 lần (xét trên lợi nhuận ước tính 12 tháng), thấp hơn mức trung bình 5 năm là 17.6 lần. Hệ số này đạt đỉnh 19.85 lần trong tháng 1/2018 trước khi nhà đầu tư bắt đầu bán đổ bán tháo cổ phiếu Philippines.
“Xét tới triển vọng lạm phát dịu bớt, mức định giá thuận lợi, nhà đầu tư có thể tích lũy cổ phiếu Philippines”, Ravelas cho biết. “Nhưng họ phải nhanh nhạy trong việc điều chỉnh các yếu tố bất lợi bên ngoài nhất là nếu có làn sóng bán tháo mạnh trên Phố Wall – thị trường chẳng thể làm gì được với điều này”.