Có nhiều cách để du khách đến Lăng Bác bao gồm:
Có nhiều cách để du khách đến Lăng Bác bao gồm:
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một quần thể di tích lịch sử và văn hóa lâu đời nhất ở Hà Nội, Việt Nam. Quần thể này được xây dựng từ thời Lý Thánh Tông (1070-1072) với mục đích thờ Khổng Tử, tôn vinh đạo học và giáo dục. Đây cũng từng là nơi đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước, trong đó có nhiều vị vua, quan, tướng tài giỏi.
Từ Bảo tàng Hồ Chí Minh, khách tham quan đi theo dòng người qua hành lang dài đến đường Ông Ích Khiêm. Rẽ trái vào chùa Một Cột, du khách sẽ thấy Quảng trường Ba Đình và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện ra trước mắt. Khách du lịch chỉ cần đi theo dòng người để vào Lăng. Trong Lăng, điều quan trọng là du khách phải nhớ đi theo biển chỉ dẫn, đó là đường một chiều và sẽ ra ngoài ở một cửa khác.
Quảng trường Ba Đình là điểm đến đầu tiên của du khách khi đến Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường được thực dân Pháp xây dựng nhưng sau này đã trở thành nhân chứng lịch sử khi vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, chính thức khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sau 4 năm sống ở Nhà số 54, Chủ tịch Hồ Chí Minh chuyển về ngôi nhà sàn này. Trước nhà có ao cá và nhiều loại hoa lan nở quanh năm. Cá thậm chí còn nổi lên mặt nước khi nghe thấy âm thanh, giống như thói quen của Chủ tịch Hồ Chí Minh mỗi khi cho cá ăn. Thói quen này vẫn còn cho đến sau khi Người qua đời.
Chùa Một Cột là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của Việt Nam, xây dựng vào năm 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông, và được công nhận là "ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á" bởi Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới. Chùa nằm giữa một hồ sen, bao gồm một ngôi chùa nhỏ hình vuông được nâng đỡ bởi một cột bê tông đơn độc. Ngôi chùa được làm bằng gỗ và được trang trí bằng những bức tranh và phù điêu tinh xảo. Đây là một ví dụ tuyệt vời về kiến trúc Phật giáo Việt Nam, là một biểu tượng của sự tinh khiết và thanh bình.
Bảo tàng Hồ Chí Minh là một bảo tàng lớn ở Hà Nội, Việt Nam, được dành riêng cho cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập và lãnh đạo của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bảo tàng được xây dựng vào năm 1985 và được mở cửa cho công chúng vào năm 1990, có diện tích hơn 13.000 mét vuông và trưng bày hơn 10.000 hiện vật, tài liệu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, nếu có thể, hãy lên kế hoạch cho chuyến đi của mình để có thể tham dự lễ chào cờ và hạ cờ hàng ngày lần lượt vào lúc 6 giờ sáng và 9 giờ tối tại Quảng trường Ba Đình. Những buổi lễ này chắc chắn sẽ nâng cao ý nghĩa chuyến đi và làm sâu sắc thêm tình yêu dành cho vùng đất Thủ Đô này.
Tìm một khách sạn gần Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một ý tưởng tuyệt vời cho du khách muốn thuận tiện tham quan di tích lịch sử quan trọng này. Có rất nhiều khách sạn trong khu vực, từ sang trọng đến bình dân, với nhiều tiện ích và dịch vụ khác nhau.
Sofitel Legend Metropole Hà Nội là một trong những khách sạn nổi tiếng nhất ở Hà Nội. Khách sạn nằm ở trung tâm Khu phố Pháp, chỉ cách Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh một đoạn đi bộ ngắn. Sofitel Legend Metropole Hà Nội cung cấp chỗ ở sang trọng, bao gồm phòng và dãy phòng, cũng như các tiện nghi như spa và trung tâm thể dục.
Khách sạn & Spa La Siesta Diamond Hà Nội là một lựa chọn tuyệt vời khác cho những du khách đang tìm kiếm chỗ nghỉ thoải mái ở gần Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khách sạn nằm ở Phố Cổ Hà Nội và cách lăng mộ chỉ 10 phút lái xe. Khách sạn & Spa La Siesta Diamond Hà Nội cung cấp chỗ ở trang nhã, spa với nhiều dịch vụ đa dạng và quầy bar trên sân thượng.
The San Hotel Series là một phương án phù hợp cho những du khách có ngân sách hạn chế. Khu phức hợp khách sạn xinh đẹp này nằm ở trung tâm Khu phố Cổ Hà Nội và chỉ cách Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh 15 phút đi bộ. Chuỗi khách sạn San cung cấp chỗ ở thoải mái, nhà hàng và bàn đặt tour.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tọa lạc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là nơi yên nghỉ của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Đây là điểm tham quan lịch sử quan trọng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng và tưởng nhớ. Dưới đây là một số câu hỏi, chú ý khi tham quan lăng Bác bạn cần ghi nhớ:
Trang phục khi tham quan lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
Bạn cần lưu ý mặc trang phục trang nhã, lịch sự, không mặc quần ngắn, áo không tay hoặc váy ngắn. Ngoài ra, cần giữ thái độ nghiêm trang, không gây ồn ào và không chụp ảnh, quay phim bên trong lăng.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa mấy giờ
Mở cửa từ 07:00–17:00 các ngày trong tuần.
Giá vé tham quan lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh bao nhiêu?
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn được gọi là Lăng Bác, là một trong những địa điểm du lịch quan trọng nhất ở Việt Nam. Đến thăm Lăng Bác, du khách sẽ được cảm nhận bầu không khí yên bình và trang nghiêm, khác hẳn với những con phố ồn ào, náo nhiệt của Hà Nội. Đây là một trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến với thủ đô của Việt Nam.
Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kiệt xuất, Anh hùng giải phóng dân tộc, người chiến sĩ cộng sản quốc tế lỗi lạc, Danh nhân văn hoá của nhân loại đã đi vào cõi vĩnh hằng, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho toàn thể nhân dân Việt Nam và bầu bạn quốc tế.
Thể theo nguyện vọng thiết tha của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã quyết định: "Với tấm lòng kính yêu vô hạn và đời đời nhớ ơn Hồ Chủ tịch, chúng ta phải thực hiện đến mức tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chủ tịch và xây dựng Lăng mộ của Người".
Quyết định của Bộ Chính trị vừa phù hợp với truyền thống, phong tục tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, một dân tộc từ lâu đời đã có truyền thống thờ phụng ông bà, tổ tiên, xây dựng Lăng mộ để tưởng nhớ những người có công trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời cũng đáp ứng với nguyện vọng của mọi người dân Việt Nam được tận mắt trông thấy Người, được thường xuyên đến viếng thăm Người, được thể hiện tấm lòng tôn kính và đời đời biết ơn công lao to lớn của Người đối với dân tộc. Đặc biệt là tình cảm của đồng bào, chiến sĩ miền Nam đang ngày đêm trực tiếp đối mặt với quân thù, chưa một lần được gặp Bác.
"Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người Anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta"....
Chủ tịch Hồ Chí Minh là kết tinh của những giá trị tinh thần cao quý của dân tộc và thời đại. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người, tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và là nhà văn hoá lớn của nhân loại. Nghị quyết của UNESCO khẳng định: "Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội".
Với công lao to lớn của Người, với tư tưởng đạo đức cách mạng và nhân cách trong sáng của Người, Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi xứng đáng là một con người vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam anh hùng. Tấm gương hy sinh cả cuộc đời vì dân, vì nước; tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người luôn cổ vũ, động viên các thế hệ người Việt Nam vững bước đi theo con đường mà Người và dân tộc đã lựa chọn. Giữ gìn lâu dài thi hài và xây dựng Lăng của Người là góp phần giữ gìn tư tưởng, đạo đức, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời là giữ gìn một di sản vô giá của dân tộc và toàn nhân loại.
Thấm thoắt đã 38 năm Người đi xa và 32 năm khánh thành công trình Lăng vĩ đại. Ngày nối ngày, trên Quảng trường Ba Đình, nhân dân trong nước và khách quốc tế lại về bên Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn ung dung, giản dị như vừa chợp mắt sau một ngày làm việc....
Ba hai năm đã qua kể từ ngày khánh thành Lăng đến nay đã có hơn 33 triệu lượt người, trong đó hàng triệu lượt người nước ngoài của hầu hết các quốc gia và tổ chức quốc tế vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những năm gần đây, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế trong nước tăng trưởng, hệ thống giao thông được mở mang, đời sống nhân dân có nhiều cải thiện... nhân dân vào Lăng viếng Bác mỗi ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước; nhất là những ngày nghỉ, ngày lễ; đặc biệt vào dịp kỷ niệm 19/5 và 2/9 mỗi ngày có tới hàng vạn người vào Lăng viếng Bác. Đối với khách nước ngoài, theo đánh giá của Tổng cục Du lịch, hầu như 100% khách du lịch khi đến Hà nội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và hiện nay, số lượng khách quốc tế vào Lăng viếng Bác tăng từ 3 đến 4 lần so với các năm trước đây.
Về Lăng viếng Bác, đối với mỗi người dân Việt Nam như một nhu cầu tình cảm, một phong tục tập quán mới, một sinh hoạt truyền thống biết ơn cội nguồn, hướng về gốc rễ trước mỗi bước đi lên. Từ cụ già đến các cháu thiếu nhi; từ người dân bình thường đến cán bộ, công chức nhà nước, tuy mỗi người có một tâm trạng khác nhau nhưng khi về bên Bác đều thấy thanh thảnh, bình yên. Nhiều người nước ngoài khi đến Việt Nam, đứng trước Lăng của Người đã có cảm nhận: Hiếm có lãnh tụ nào trên thế giới được nhân dân mến mộ như Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngoài hoạt động phục vụ thăm viếng, trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường Ba Đình còn diễn ra các sinh hoạt văn hoá, chính trị. Những lễ báo công, giao ước thi đua, kết nạp Đảng, kết nạp Đoàn... và những năm gần đây, nam nữ thanh niên đã hình thành nên phong tục tập quán mới đó là đặt hoa trước Lăng Bác trong ngày cưới. Từ ngày 19/5/2001, nghi lễ chào cờ hàng ngày đã được tiến hành trang trọng trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hình ảnh của Tổ quốc với lãnh tụ được hoà quyện vào nhau, càng tôn thêm giá trị văn hoá, tinh thần và ý nghĩa chính trị của công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Những năm tới, trong bối cảnh đất nước hội nhập, mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế số lượng người nước ngoài đến Việt Nam sẽ nhiều hơn và khách đến viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh dự kiến sẽ cao hơn so với trước. Tình hình đó đòi hỏi công tác bảo đảm an ninh phải được quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ.
Mặt khác, thực hiện Chỉ thị số 23 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về việc tăng cường học tập tư tưởng Hồ Chí Minh và Chỉ thị số 06 của Bộ Chính trị (khoá X) về triển khai cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình sẽ diễn ra nhiều hoạt động phong phú, thu hút với số lượng lớn nhân dân và khách quốc tế. Để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động đón tiếp, tuyên truyền và phát huy ý nghĩa chính trị, văn hoá của công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, xin đề xuất một số nội dung sau đây:
- Một là, thường xuyên chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ các cấp, các ngành, các địa phương trong việc tổ chức để nhân dân được về Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh thuận tiện, chu đáo.
Thực tế hiện nay, nhu cầu tình cảm của nhân dân các địa phương trong cả nước được về Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh rất lớn. Mặc dù Đảng, chính quyền, các ngành của địa phương, nhất là ngành lao động, thương binh và xã hội, những năm qua đã có nhiều cố gắng để tổ chức cho các đoàn chính sách, các Mẹ Việt Nam anh hùng... được về Lăng viếng Bác, nhưng số lượng còn quá ít ỏi so với nhu cầu. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần có một kế hoạch cụ thể để phối hợp chặt chẽ các ngành, các địa phương trong việc tổ chức để nhân dân được về thủ đô Hà Nội và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vấn đề này, ngành lao động, thương binh và xã hội nên chủ trì và phối hợp với ngành du lịch, giao thông vận tải và các tổ chức quần chúng khác để lập kế hoạch phối hợp với Ban quản lý Lăng tổ chức để nhân dân, nhất là các gia đình chính sách được về Lăng viếng Bác.
- Hai là, thường xuyên chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đón tiếp, tuyên truyền phục vụ nhân dân và khách quốc tế khi về Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham gia các hoạt động văn hoá, chính trị trong Cụm di tích Lịch sử - Văn hoá Ba Đình.
Cụm di tích Lịch sử - Văn hoá Ba Đình gồm các công trình, di tích lịch sử: Lăng Bác, Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh và Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Hàng ngày, trên khu vực Quảng trường Ba Đình, thường xuyên có hàng nghìn người đến viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham gia các hoạt động văn hoá, chính trị. Đây là lực lượng quần chúng đông đảo, tự giác đến để được nghe tuyên truyền, học tập về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tấm gương đạo đức cách mạng, trong sáng của Người. Vì vậy, cần có sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hoá - Thông tin trong việc giáo dục tuyên truyền, định hướng tư tưởng cho nhân dân và khách quốc tế đến tham quan khu vực. Mặt khác, đối với các lực lượng làm nhiệm vụ trực tiếp tại Lăng Bác, Khu di tích Phủ Chủ tịch và Bảo tàng Hồ Chí Minh cần chủ động đề xuất và tích cực cải tiến nội dung, hình thức giáo dục, tuyên truyền, nhất là hình thức trực quan sinh động để tạo ấn tượng hấp dẫn phong phú cho nhân dân và khách quốc tế đến với khu vực Quảng trường Ba Đình lịch sử.
- Ba là, phối hợp chặt chẽ các lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh trong khu vực, nhất là hai lực lượng nòng cốt bộ đội và công an trong tình hình hiện nay.
Tổ chức đón tiếp nhân dân và khách quốc tế đến viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham gia các hoạt động trong khu vực vừa thuận lợi, chu đáo; vừa tuyệt đối an toàn là yêu cầu lớn nhất đối với các lực lượng làm nhiệm vụ trong Cụm di tích Lịch sử - văn hoá Ba Đình. Trong tình hình hiện nay, kẻ địch có thể lợi dụng bất cứ sự sơ hở nào của chúng ta để gây mất ổn định chính trị, tạo cớ để vu khống, phá vỡ sự bình yên của đất nước. Chính vì thế, các lực lượng bộ đội và công an cần phải có kế hoạch, phương án cụ thể và hợp đồng chặt chẽ để chủ động ứng phó với mọi tình huống, tuyệt đối không để bị động bất ngờ. Bên cạnh việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh, cần chú trọng làm tốt công tác đón tiếp, hướng dẫn nhân dân và khách quốc tế, để mọi người đều cảm nhận được sự thoải mái, chu đáo khi về Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan khu vực, không vì nhiệm vụ bảo đảm an ninh mà ảnh hưởng đến công tác đón tiếp, tuyên truyền. Mỗi suy nghĩ, mỗi việc làm của cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên phải thấm nhuần tư tưởng nhân ái, yêu thương con người như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở. Làm tốt những điều đó chính là góp phần vào việc tuyên truyền, học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong mọi tầng lớp nhân dân và tuyên truyền quảng bá hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhân dân và bầu bạn quốc tế. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi trường tồn cùng với dân tộc và là nơi hội tụ tình cảm của nhân Việt Nam và bầu bạn quốc tế.
Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
Bắt đầu từ năm 1965, biết sức khoẻ mình giảm sút, Bác Hồ bắt đầu viết tài liệu Tuyệt đối bí mật. Cũng từ năm đó đến giữa năm 1968, Bác nhiều lần sang thăm và chữa bệnh tại Trung Quốc, đặc biệt vào dịp sinh nhật của Người để tránh sự chúc tụng ồn ào của các cán bộ từ Trung ương đến các ngành, các cấp. Tháng 5/1966, nhận lời mời của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Chính phủ Trung Quốc, Bác chuẩn bị sang thăm nước bạn. Trước khi đi, ngày 16/5, từ 9 đến 10 giờ, Bác đọc lại tài liệu Tuyệt đối bí mật. Tiếp đó, Bác hội ý với các Uỷ viên Bộ Chính trị TƯ Đảng, trao đổi ý kiến về cuộc xung đột giữa nội bộ quân nguỵ ở Đà Nẵng. Người đề nghị cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và phải lợi dụng cuộc xung đột đó. 17h30, Người dự bữa cơm thân mật với các đồng chí Bí thư thứ nhất BCHTƯ Đảng Lê Duẩn, Chủ tịch uỷ ban thường vụ Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trước khi lên đường đi thăm nước bạn. 18h45, Người sang sân bay Nội Bài. 20h, chiếc máy bay IL18 mang số hiệu 208 từ Bắc Kinh hạ cánh xuống sân bay Nội Bài đón Bác.
Lúc 1h20 sáng 17/5, Bác Hồ tới Bắc Kinh, các đồng chí Chu Ân Lai, Chu Đức, Đặng Tiểu Bình, Lý Phú Xuân, Khang Sinh ra sân bay đón Người về nghỉ ở Ngọc Tuyền Sơn. Ngày 18/5, 16h, Bác làm việc với các đồng chí Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình và Ngũ Tu Quyền về tình hình cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam. Đồng chí Văn Trang, Bí thư Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam phiên dịch cho buổi làm việc quan trọng này. 18h45, Bác dùng cơm cùng các vị lãnh đạo Trung Quốc sau đó Người làm việc đến 21h15. Hôm sau, đúng ngày 19/5, từ 17h đến 18h, các cháu thiếu nhi Trung Quốc đến chúc thọ Bác Hồ nhân dịp sinh nhật lần thứ 76 của Người. Bác Hồ dự bữa cơm thân mật với các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc cùng các cháu. Sau bữa cơm, Uỷ viên trưởng Uỷ ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc Chu Đức và phu nhân đến đón Bác đi xem vở balê nổi tiếng Bạch Mao Nữ đi thăm tháp Hổ Khâu và đến Võng Sư Viên, tỉnh Giang Tô. Ngày 26/5, 8h30, Bác đáp máy bay từ Vô Tích đi thành phố cảng Đại Liên. 12h5, Người đến nơi và về nghỉ tại nhà khách Quân cảng thành phố Đại Liên. Ngày 28/5, buổi sáng Bác đến thăm cửa biển Lữ Thuận và hầm pháo trong núi Thiết Vũ Sơn. Buổi chiều, từ 14h30 đến 16h30, Bác đi xem tàu ngầm và tàu vớt mìn. Ngày 29/5, 15h, từ cảng Đại Liên, Bác lên tàu chiến ra thăm biển. Ngày hôm sau, 30/5, 8h30, Bác lên máy bay rời thành phố Đại Liên đi thăm Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông. 11h15 Người đến Thanh Đảo và ở lại thăm thành phố trong mấy ngày. Người nghỉ ở Nghênh Tân quán. Trong thời gian ở Thanh Đảo, Người đã tiếp các đồng chí: Ngũ Tu Quyền, Khang Sinh, Chu Kỳ Văn, tỉnh trưởng Sơn Đông Bạch Như Băng và thăm biển Sơn Đông. Ngày 6/6, Bác rời Thanh Đảo đi thăm Diên An. Ngày 7/6, 15h30, Bác đến thăm Táo Viên tại Diên An, nơi đây năm 1938, trong quân phục Bát Lộ quân Trung Quốc, Người đã ở một tuần trong gian nhà mà Mao Chủ tịch đã ở. Ngày 8/6, từ Diên An Bác quay trở lại Bắc Kinh và vẫn nghỉ ở Ngọc Tuyền Sơn. Ngày 9/6, 8h45, Bác ra sân bay quân sự Tây Giao bay về Hàng Châu, tỉnh Triết Giang. Đồng chí Giang Hoà, Bí thư thứ nhất tỉnh Triết Giang ra sân bay đón Người và đưa Người về nghỉ ở khu Hoa Giả Sơn trang (nơi Người đã nghỉ năm 1965).tại rạp Thiên Kiều. 22h, ngay khi tan buổi diễn, Bác đến thẳng Bắc Kinh y viện để chiếu và chụp tim phổi. Ngày 20/5, 9h30, Bác tiếp các giáo sư, bác sỹ đến kiểm tra sức khoẻ cho Người. Các bác sỹ phát hiện mắt Bác bị giãn đồng tử. Ngày 21/5, các bác sỹ lại đến thử kính mắt cho Người. Cùng ngày, Bác gửi điện cảm ơn các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước các nước anh em và bầu bạn đã gửi điện chúc mừng sinh nhật Người và Người cũng gửi thư cho các Uỷ viên Bộ Chính trị TƯ Đảng ta, bức thư có đoạn: “…Các thầy thuốc khám mắt và sức khoẻ nói mọi mặt có tiến bộ. Đã nói chuyện một buổi với các đồng chí Lưu, Chu, Đặng, Ngũ. Tôi nói về tình hình chống Mỹ ở miền Nam, tình hình mùa màng ở miền Bắc, quân và dân ta quyết tâm kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Các đồng chí cũng đã nói cho nhân dân biết Mỹ có thể gây chiến và có thể phá nát những thành thị lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải… và khuyên ta cũng nên nói cho nhân dân Hải Phòng, Hà Nội biết trước có thể xảy ra chuyện như thế”. Sáng ngày 22/5, đồng chí Chu Đức đến tiễn Bác đi thăm Vô Tích thuộc tỉnh Giang Tô. Máy bay đưa Người từ Tây Giao đến Vô Tích lúc 10h17. Bác nghỉ tại Tô Châu, thủ phủ tỉnh Giang Tô. Ngày 24/5, đồng chí Giang Vi Thanh, Bí thư tỉnh uỷ Giang Tô đưa Bác đi thăm Thái Hồ. Ngày 25/5, từ 8 giờ đến 11 giờ 30, Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 10/6, biết tin Mao Chủ tịch cũng đang nghỉ ở Hàng Châu, Bác đã đến thăm. Từ 7h đến 10h30, Hồ Chủ tịch đàm đạo với Mao Chủ tịch, buổi nói chuyên diễn ra thân tình và có nhiều câu chuyện lý thú. Ví như lúc ấy, cuộc cách mạng văn hoá ở Trung Quốc mới diễn ra được mấy tháng, nhân đó, Mao Chủ tịch nói với Bác: “Đồng chí Hồ Chí Minh, theo tôi thì ở Việt Nam cũng nên tiến hành Cách mạng Văn hoá được đấy”. Với nhãn quan chính trị uyên bác và chưa thể biết kết quả của Cách mạng văn hoá đi đến đâu, Bác đã trả lời Mao Chủ tịch: “ý kiến của Mao Chủ tịch rất hay. Nhưng ở Việt Nam chúng tôi hiện nay, cần phải làm cách mạng Vũ hoá trước đã (tức là vũ trang cách mạng, giải phóng dân tộc). Thấy đồng chí Trang phiên dịch rất giỏi tiếng Việt, Mao Chủ tịch hỏi đồng chí Trang học tiếng Việt ở đâu và học lâu chưa? Đồng chí Văn Trang thưa rằng đã học tiếng Việt tại Trung Quốc và đã ở Việt Nam từ năm 1949, Mao Chủ tịch nói: “Thế thì tốt quá. Từ bây giờ đồng chí sang ở hẳn Việt Nam nhé?”. Không thể từ chối ngay lời phán quyết của vị lãnh tụ tối cao, đồng chí Văn Trang trả lời tế nhị rằng điều đó tuỳ thuộc vào sự phân công của tổ chức, Mao Chủ tịch quay sang Bác và nói: “Hôm nay có cả đồng chí Hồ Chí Minh, xin đồng chí Hồ Chí Minh cho ý kiến luôn?”. Với sự nhạy cảm của một nhà ngoại giao kiệt xuất, Hồ Chủ tịch cười vui vẻ và trả lời: “Theo tôi, cứ như bây giờ là tốt (có nghĩa là lúc ấy, đồng chí Văn Trang ngồi ở giữa, phía sau Bác và Mao Chủ tịch). Đồng chí Văn Trang vừa giúp được Mao Chủ tịch, vừa giúp được tôi”. Câu trả lời tinh tế của Bác đã làm cho không khí cuộc gặp gỡ thêm vui vẻ, thoái mái, thân mật và ai cũng cảm thấy hài lòng. Ngày 11/6, Bác gặp gỡ các đồng chí Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình cùng các đồng chí Bí thư khu Hoa Bắc, Hoa Đông, Trung Nam rồi cùng dự bữa cơm thân mật. Mấy hôm tiếp theo, các dồng chí mời Bác đi thăm một vài danh thắng nữa. Đến ngày 16/6, Bác lên máy bay từ Hàng Châu qua Nam Ninh và về Việt Nam lúc 19h40. Ngay ngày hôm sau 17/6, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập cuộc họp Hội nghị Bộ Chính trị TƯ Đảng, tham dự có các đồng chí: Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh, Võ Nguyên Giáp, Lê Thanh Nghị, Trần Quốc Hoàn, Văn Tiến Dũng. Nội dung hội nghị là bàn về cuộc cách mạng văn hoá và tư tưởng ở Trung Quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng thông báo cho Hội nghị biết ý kiến của phía Trung Quốc về những vấn đề có liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta./.