Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Năm 2024 khu vui chơi Tuần Châu Hà Nội mở cửa hoạt động đón chào hè chính thức vào ngày 22/04/2024. Lịch hoạt động của khu công viên biển này đóng cửa vệ sinh vào thứ 2 hàng tuần, còn lại mở cửa từ 8h sáng đến 6h chiều thứ 3 đến chủ nhật. Dịp lễ tết thì giá vé bằng giá vé cuối tuần và hoạt động xuyên các dịp nghỉ lễ cho dù có vào thứ 2, sau đó họ sẽ nghỉ bù sau nha mọi người.
Không nên bỏ qua một chuyến du lịch cùng người thân, bạn bè trong dịp quốc tế thiếu nhi 01/06. Nếu bạn muốn chọn một bãi biển & khu nghỉ dưỡng vừa gần, vừa đảm bảo vui tẹt ga thì Công viên Biển Hà Nội tại Quốc Oai chính là điểm tuyệt vời cho bạn.
Lưu ý: Không được mang đồ ăn đồ uống vào khu vực bãi biển
Chú ý đặc biệt: GIÁ VÉ VÀO KHU VUI CHƠI BIỂN SAU 16H*
Thứ 3 – Chủ nhật: 100,000VNĐ/người
Từ 1m – 1.29m: 50% giá vé người lớn.
Từ 1.3m trở lên bằng giá vé người lớn.
Quý Khách Đặt Vé Trước Liên Hệ. 0567389888 ( Zalo 24/7 )
Mouhya cùng hai người đồng hương nhìn quanh rồi mạnh dạn bước vào quán cơm trên phố Tứ Liên, quận Tây Hồ, trưa ngày cuối tháng 10.
"Thật dễ chịu khi không còn ai nhìn chúng tôi hiếu kỳ như hồi mới đến", chàng trai 28 tuổi người Somali nói. Người bạn của Mouhya chìa điện thoại ghi tên mấy món ăn cho chị Nguyễn Thị Thảo (chủ quán) rồi lặng lẽ ngồi vào bàn.
"Họ không biết tiếng Việt nên chúng tôi giao tiếp với nhau hoàn toàn bằng công cụ dịch trên điện thoại", chị Thảo giải thích.
Gần ba tháng qua, người dân các phường Nhật Tân, Tứ Liên, quận Tây Hồ không còn xa lạ với từng tốp đàn ông da đen đi lại trên phố hoặc làm thuê các công việc tay chân như rửa bát, bốc vác ở các vườn đào, quất.
Anh Đỗ Ngọc Hạnh, 36 tuổi, chủ một khu nhà trọ trên địa bàn cho biết những người này đa số đến từ các nước châu Phi như Nigeria, Ghana, Somali, đang trọ trong các căn hộ của anh.
"Hơn 150 người đang thuê trọ ở chỗ tôi. Họ gồm cả nam giới, phụ nữ sống một mình hay hộ gia đình có trẻ con", anh Hạnh nói. Cách đây hơn ba tháng có vài người nước ngoài đến thuê rồi mách nhau, nay cả ba ngôi nhà gần như kín chỗ.
Những người châu Phi này chủ yếu sang Việt Nam với ý định làm giáo viên tiếng Anh nhưng không tìm được việc nên làm lao động chân tay để kiếm sống.
"Họ nói các trung tâm Anh ngữ ở Việt Nam chỉ tuyển giáo viên bản ngữ nên rất khó xin việc. Một số khác chủ đích sang đây với hy vọng đổi đời do cuộc sống ở quê nhà quá khó khăn", anh Hạnh nói.
Một lao động châu Phi được thuê dọn dẹp cho một chủ vườn ở Tứ Liên sau lũ, đầu tháng 10. Ảnh: Hà Trang
Manfred Fregene, 42 tuổi, làm bốc vác từ khi mới đặt chân đến đây hồi tháng 5. Mỗi giờ anh được trả 50.000 đồng. Thu nhập trong ngày đủ để mua thức ăn cho 8 người con, 5 trai, 3 gái, từ 1-16 tuổi.
Fregene kể từng kinh doanh nhà đất ở Nigeria nhưng mấy năm nay kinh tế khó khăn, an ninh bất ổn. Mong có cuộc sống an toàn hơn, anh định đưa cả gia đình sang Canada nhưng cuối cùng lại chuyển hướng đến Việt Nam.
"Một số bạn bè tôi đang ở Việt Nam nói đây là một đất nước đáng sống, an toàn nên tôi muốn sang lập nghiệp", người đàn ông Nigeria nói. Thuê một phòng trong ngôi nhà ba tầng có thêm hơn chục đồng hương giúp gia đình anh bớt cảm giác sống ở xứ người.
Manfred Fregene và các con đã hết hạn visa từ hai tháng trước nhưng không thể về nước. "Chúng tôi không biết lấy đâu ra tiền mua vé máy bay và nộp phạt quá hạn visa", người đàn ông nói. Gia đình này cũng nợ tiền thuê trọ mấy tháng nay.
Ở nhà trọ cách Fregene khoảng 500 mét, chị Deborah, 46 tuổi, người Nigeria, đến Việt Nam với kỳ vọng có thu nhập tốt để thay đổi cuộc sống. 5 tháng sang đây, Deborah kiếm được công việc dạy tiếng Anh ở Thái Bình, lương 450.000 đồng mỗi giờ. Vài tuần trước, trung tâm không ký tiếp hợp đồng trong khi visa còn hạn gần hai năm nữa nên Deborah thuê nhà trọ ở quận Tây Hồ chờ tìm việc. Trong thời gian này, chị nhận làm mọi thứ từ phụ vữa, bốc vác cho đến dọn dẹp nhà cửa.
Manfred Fregene và các con trong nhà trọ ở Nghi Tàm, Quảng An, Tây Hồ, hôm 15/10. Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Mouhya sang Việt Nam từ tháng 8. Anh biết Việt Nam qua truyền thông và một số người bạn. "Tôi có kỹ năng về sư phạm. Khi còn ở Somali tôi là giáo viên nên muốn tiếp tục công việc này khi đến đây", chàng trai Somali 28 tuổi nói.
Hai tháng đầu, anh làm giáo viên tiếng Anh ở ngoại thành Hà Nội, mỗi giờ được trả 420.000 đồng. Ba tuần nay Mouhya thất nghiệp. Dù mang kỳ vọng có thu nhập và cuộc sống tốt hơn, nhưng tuần sau visa hết hạn, việc chưa tìm được, anh dự định sẽ về nước.
Deborah, 46 tuổi, người Nigeria trong nhà trọ ở Tứ Liên, Tây Hồ, hôm 15/10. Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Chị Nguyễn Thị Thảo, chủ quán cơm trên phố Tứ Liên, thường giúp những lao động châu Phi bằng cách thuê họ rửa bát, phụ nhặt rau để đổi cơm trưa, tối, dù đủ nhân viên. Thi thoảng người dân quanh khu vực muốn tìm người phụ bốc vác, làm việc ở công trình xây dựng hay trên đồng ruộng, chị giới thiệu giúp.
"Họ thân thiện, nhiều người hiền lành nhưng bất đồng ngôn ngữ nên khó giao tiếp", chị nói.
Một người dân phường Tứ Liên cho biết từng thuê một số lao động châu Phi phụ giúp khi xây, sửa nhà. Nhược điểm của những lao động này là không thạo việc và khéo léo như người Việt, thường đòi giá cao hơn mặt bằng chung. "Tôi thuê họ vì muốn giao tiếp tiếng Anh chứ muốn công việc hiệu quả sẽ thuê lao động Việt", anh nói.
Chủ nhà trọ Đỗ Ngọc Hạnh cũng cho biết để giúp đỡ những người châu Phi thất nghiệp, anh và một số người bạn lập một nhóm chat trên Zalo giới thiệu việc làm. Những người chịu gánh nặng cơm áo như anh Manfred Fregene hay chị Deborah có nhu cầu tìm việc thật và chăm chỉ. Số người khác ngại việc, trễ giờ và từng bị lừa nên hay mặc cả khi đi làm, khiến người thuê không hài lòng.
Đại diện UBND quận Tây Hồ cho biết có ghi nhận một bộ phận người châu Phi sinh sống trên địa bàn một thời gian dài. Do không tìm được việc làm theo đúng mục đích, nhóm người này phải bươn chải nhiều nghề như bốc vác, chạy việc vặt. "Việc quản lý nhóm lao động này cũng gặp nhiều khó khăn bởi họ không có công việc cố định", đại diện quận nói.
Ông cũng cho biết thêm, công an quận Tây Hồ đã liên hệ với các đại sứ quán quản lý các lao động trên để nắm thông tin. Với các trường hợp quá hạn visa, cơ quan chức năng đang thống kê và sắp xếp phương án đưa họ về nước.
Tiến sĩ Kiều Thanh Nga, Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và châu Phi (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) cho biết một số nước châu Phi có điều kiện kinh tế khó khăn nên người lao động có nhu cầu xuất khẩu sang các nước khác, trong đó có Việt Nam để tìm kiếm việc làm có thu nhập và cuộc sống tốt hơn.
Với các "xóm lao động châu Phi" ở Việt Nam, chính quyền cần kiểm tra chặt chẽ và thường xuyên để biết tình trạng lao động và thời hạn visa, cũng như phối hợp chặt chẽ với đại sứ quán các nước để giải quyết những trường hợp phát sinh.
"Người châu Phi thật thà và thân thiện nhưng công việc không ổn định, thất nghiệp kéo dài dễ dẫn đến tình trạng mất trật tự an ninh, an toàn xã hội, vi phạm pháp luật", bà Nga nói.
Khu du lịch quốc tế Công viên biển Hà Nội – Tuần Châu Ecopark hay còn được gọi là “tiểu Tuần Châu giữa lòng Hà Nội". Năm 2018 thì đổi tên là Baara Land, đến năm nay 2019 thì họ lại tiếp tục đổi tên là Công viên biển. Không biết đây là lần cuối đổi tên chưa chứ mỗi năm 1 tên rất khó khăn cho mọi người tìm kiếm.Trung tâm vui chơi giải trí Tuần Châu Hà Nội - Công viên biển này là bãi biển nhân tạo với bãi cát thật và nước mặn được xây dựng trên diện tích gần 200 ha nằm tại địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, cách trung tâm Hà Nội 10km, cách trung tâm hội nghị quốc gia 15 phút.