Trước ông Joe Biden, các tổng thống Mỹ đương nhiệm từng tới thăm Việt Nam bao gồm Tổng thống Bill Clinton (thăm tháng 11/2000), Tổng thống George W. Bush (tháng 11/2006), Tổng thống Barack Obama (tháng 5/2016), Tổng thống Donald Trump (tháng 11/2017).
Trước ông Joe Biden, các tổng thống Mỹ đương nhiệm từng tới thăm Việt Nam bao gồm Tổng thống Bill Clinton (thăm tháng 11/2000), Tổng thống George W. Bush (tháng 11/2006), Tổng thống Barack Obama (tháng 5/2016), Tổng thống Donald Trump (tháng 11/2017).
Theo Điều 85 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định những trợ cấp có thể bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp như sau:
Theo quy định những trợ cấp sau đây có thể bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác:
- Trợ cấp dựa vào kết quả xuất khẩu;
- Trợ cấp nhằm mục đích ưu tiên sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước hơn hàng hóa nhập khẩu;
- Các trợ cấp quy định tại Điều 84 Luật Quản lý ngoại thương 2017 làm vô hiệu hoặc ảnh hưởng đến những quyền lợi mà Việt Nam trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Những trợ cấp nào đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có thể bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp? (Hình từ internet)
Theo Điều 83 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có giải thích về biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam như sau:
Theo đó, biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Các biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bao gồm:
- Cam kết của tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ nước sản xuất, xuất khẩu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu;
- Các biện pháp chống trợ cấp khác.
Kết quả quan trọng thứ nhất trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản là quan hệ chính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh đạt được sự tin cậy chính trị và sự ủng hộ cao của Chính phủ và nhân dân, nhất là của lãnh đạo cấp cao hai nước.
Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nước vận động và phát triển theo tiến trình từ thấp đến cao, phù hợp với đặc điểm, tình hình thế giới, khu vực và của mỗi nước. Tháng 4-2002, Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ “Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”. Tháng 10-2006, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản tiếp tục có bước tiến mới sau khi hai bên ký Tuyên bố chung “Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”. Với quyết tâm thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện, tháng 4-2009, hai nước chính thức nâng quan hệ lên tầm “Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”. Tháng 10-2010, lãnh đạo cấp cao hai nước ký các tuyên bố chung “Phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” và đến tháng 11-2011 là “Triển khai hành động trong khuôn khổ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”. Trên nền tảng quan hệ đối tác chiến lược, trong bối cảnh tình hình quốc tế mới, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất, là cơ sở để tháng 3-2014, hai nước quyết định nâng cấp quan hệ lên thành “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”. Đặc biệt, tháng 9-2015, nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, hai nước đã ra Tuyên bố về “Tầm nhìn chung quan hệ Việt Nam - Nhật Bản”. Đây được coi là dấu mốc quan trọng đánh dấu giai đoạn phát triển mới toàn diện và tốt đẹp chưa từng có của mối quan hệ song phương Việt Nam - Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực.
Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai bên luôn được củng cố và mở rộng, ngày càng đi vào thực chất, có sự tin cậy cao thông qua các hoạt động giao lưu, tiếp xúc cấp cao thường xuyên, cũng như các cơ chế đối thoại giữa các bộ, ngành, địa phương. 30 năm qua, lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên duy trì các chuyến thăm lẫn nhau. Thực tế cho thấy vị trí, tầm quan trọng của mỗi nước trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, được xem là những điểm nhấn, những sự kiện, biểu hiện sinh động, ý nghĩa và là thành quả của cả tiến trình vận động và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa hai nước.
Hợp tác giữa hai Đảng, hai Quốc hội được tăng cường thông qua trao đổi đoàn cấp cao, giữa các ủy ban chuyên môn, các cơ chế đối thoại được hai nước duy trì hiệu quả. Hai bên phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương của khu vực và quốc tế, như: Liên hiệp quốc, WTO, ASEAN, ASEM, APEC, ARF, GMS... Hai bên tích cực phối hợp trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, thúc đẩy liên kết kinh tế, tự do hóa thương mại thông qua việc ký kết và thực thi CPTPP, RCEP...
Hợp tác quốc phòng - an ninh được hai nước quan tâm đẩy mạnh, nhằm đáp ứng hiệu quả với các cam kết Bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng - an ninh Việt Nam - Nhật Bản, Tuyên bố Tầm nhìn chung chung về hợp tác quốc phòng hướng tới thập niên tiếp theo giữa hai Bộ Quốc phòng (tháng 4-2018) và kết quả Đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ 8 (tháng 11-2021), các lĩnh vực hợp tác ngày càng được mở rộng, đi vào chiều sâu, thực chất. Theo đó, hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy và trao đổi quốc phòng trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như luật pháp, quy định và chính sách quốc gia của mỗi nước.
Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn các cấp thăm lẫn nhau, tiến hành đối thoại chính sách quốc phòng định kỳ cấp thứ trưởng, đào tạo nhân lực, trao đổi thông tin, đẩy mạnh hợp tác công nghiệp quốc phòng, an ninh mạng, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa, chuyển giao các thiết bị quốc phòng, tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc, đào tạo, quân y, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, hợp tác tại các diễn đàn quốc phòng quốc tế và khu vực; đồng thời hợp tác chặt chẽ trên các diễn đàn song phương và đa phương nhằm kết nối một cách hiệu quả khuôn khổ hợp tác khu vực, nhất là trong Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+)…
Kết quả quan trọng thứ hai là quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế đạt nhiều kết quả tích cực trên cơ sở bảo đảm tính tương hỗ và phát huy lợi thế của nhau; lĩnh vực hợp tác được xem là nổi bật nhất, thước đo hiệu quả của mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.
Từ năm 1992, Nhật Bản luôn giữ vững vị trí là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam về kinh tế, luôn sát cánh cùng Việt Nam trong công cuộc đổi mới, trở thành nước cung cấp vốn ODA lớn nhất, vốn FDI lớn thứ hai và đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Trong lĩnh vực thương mại, kim ngạch xuất - nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng tăng, kể từ khi hai nước dành cho nhau quy chế thuế suất tối huệ quốc (năm 1999). Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) chính thức có hiệu lực vào tháng 10-2009 đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước, cùng với các khuôn khổ và hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển. Nếu như năm 1992, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 1,3 tỷ USD, năm 2002 đạt 4,9 tỷ USD, đến năm 2012 đã tăng lên 24,7 tỷ USD và đặc biệt năm 2022 đã đạt đến 47,6 tỷ USD; cán cân thương mại tương đối cân bằng, khoảng 0,8 tỷ USD nghiêng về phía Việt Nam (1). Sự cân bằng trong quan hệ thương mại giữa hai nước cho thấy quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã trở thành kiểu mẫu cho mối quan hệ hữu nghị, lợi ích cân bằng, hài hòa, tạo nền tảng vững vàng cho sự hợp tác bền vững về kinh tế thương mại của hai nước.
Về hợp tác đầu tư, hoạt động đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam phát triển mạnh mẽ và không ngừng tăng lên, đưa Nhật Bản trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trên 57/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Nếu như năm 2002 có 48 dự án với 102 triệu USD, thì đến năm 2012 đã có 317 dự án với 5,13 tỷ USD và lũy kế đến năm 2022 có 4.978 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 68,89 tỷ USD (2), tập trung vào các lĩnh vực như sản xuất, chế tạo, xây dựng và kinh doanh bất động sản..., với hai hình thức chính là 100% vốn nước ngoài và hình thức hợp đồng BOT. Kể từ khi nối lại việc cấp ODA cho Việt Nam năm 1992, ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam chiếm 30% tổng số vốn ODA của cộng đồng quốc tế cho Việt Nam, với số vốn cam kết khoảng 29,3 tỷ USD (3), được phân bổ trên tất cả các lĩnh vực chủ chốt.
ODA của Nhật Bản có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, thể hiện ở: (1) Thực hiện các dự án phát triển hạ tầng quy mô lớn, tạo ra động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững; (2) Hỗ trợ chuyển giao công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực; (3) Gián tiếp hoặc trực tiếp tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư từ Nhật Bản. (4) Trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần xóa đói, giảm nghèo. Nguồn vốn ODA từ Nhật Bản góp phần quan trọng vào việc thực hiện ba đột phá chiến lược của Việt Nam, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển bền vững. Thông qua các nguồn vốn ODA của Nhật Bản, nhiều dự án của Việt Nam đã hoàn thành và đưa vào khai thác hiệu quả, trở thành biểu tượng sinh động cho quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước (4).
“Biết ơn” là đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà chắc chắn đã chạm vào trái tim của người Nhật qua dòng chữ được ghi trên tấm biển ở Cầu Nhật Tân “Cây cầu này được hoàn thành nhờ vào sự hợp tác của Nhật Bản. Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn Nhật Bản”(5).
Sáng 16-12, tại Tokyo, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản và hoạt động song phương tại Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự tọa đàm với các tập đoàn kinh tế hàng đầu của Nhật Bản. Thủ tướng đề nghị các tập đoàn lớn của Nhật giúp Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) thế hệ mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Kết quả quan trọng thứ ba là hợp tác về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa - du lịch và hợp tác giữa các địa phương thường xuyên được duy trì, góp phần chia sẻ và thấu hiểu lẫn nhau, là cầu nối quan trọng và là biểu tượng sinh động của mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.
Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Ngành Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam. Nhiều văn bản hợp tác quan trọng giữa hai nước đã được ký kết. Từ năm 1992, Việt Nam đã cử nhiều tu nghiệp sinh đến Nhật Bản. Đến năm 2022, số lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại Nhật Bản là trên 51.000 người, cao điểm năm 2017 có gần 70.000 người và hiện có khoảng 105.000 lao động, thực tập sinh, góp phần quan trọng vào thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực, giao lưu hiểu biết giữa nhân dân hai nước. Đến thời điểm hiện tại, số người Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập lên đến gần 500.000 người, trở thành cộng đồng người nước ngoài lớn thứ hai tại Nhật Bản, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản và là cầu nối quan trọng cho quan hệ hai nước... Từ năm 2006, Hiệp định giữa Chính phủ hai nước về khoa học - công nghệ đã được ký kết; đồng thời Nhật Bản tích cực hợp tác, hỗ trợ Việt Nam về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và sở hữu trí tuệ; khai thác và chế biến đất hiếm; dự án Phát triển cơ sở hạ tầng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc...
Điểm đặc biệt trong hợp tác lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa hai nước là Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đào tạo cán bộ cấp chiến lược. Từ năm 2000, Chương trình Học bổng Phát triển nguồn nhân lực (JDS) được khởi động, hướng đến các cán bộ trẻ trong hệ thống chính trị Việt Nam, những người được kỳ vọng sẽ có nhiều đóng góp quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, sau khi tốt nghiệp khóa học tại Nhật. Chương trình đã mang đến cho các cán bộ trẻ cơ hội học tập và nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực, như: Xây dựng thể chế để tăng cường phát triển, phát triển giao thông đô thị, phát triển nông nghiệp, nông thôn, bảo vệ môi trường, phát triển khung pháp lý cũng như cải cách hành chính công tại các cơ sở giáo dục cao học danh tiếng của Nhật Bản như Đại học Hitotsubashi, Nagoya, Tsukuba, Meiji, Kobe, Kyushu, Hiroshima, và International Christian. Tính đến năm 2013, có khoảng 363 cán bộ nhà nước Việt Nam đã nhận được học bổng nghiên cứu lấy bằng thạc sỹ tại Nhật Bản. Đến giai đoạn 2014-2017, mỗi năm Nhật Bản tiếp nhận 30 cán bộ Việt Nam sang Nhật Bản học tập thông qua nguồn vốn viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, đạt 324 triệu yên (khoảng 3,3 triệu USD) (6). Hiện Chương trình này vẫn tiếp tục được triển khai và đạt nhiều kết quả.
Đối với cán bộ cấp chiến lược, tháng 8-2018, hai bên ký cam kết tổ chức bồi dưỡng, tập huấn ngắn và trung hạn cho 500 cán bộ lãnh đạo và cán bộ quy hoạch cấp chiến lược trong các cơ quan của Đảng và Chính phủ Việt Nam. Tại Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản (GRIPS), năm 2014-2019, đã có 100 cán bộ cấp chiến lược của Việt Nam sang học tập theo Đề án 165... Trong chương trình tăng cường quản trị nhà nước cho phía Việt Nam, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cũng triển khai dự án Xây dựng hoạt động nhà nước chuyên nghiệp và hiệu quả nhằm cải thiện môi trường kinh doanh để chia sẻ với các cán bộ trong Văn phòng Chính phủ và cơ quan liên quan những kinh nghiệm quản lý hành chính và những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của Nhật Bản, trong đó Chính phủ điện tử đóng vai trò then chốt.
Các hoạt động giao lưu văn hóa, du lịch, ngoại giao nhân dân thông qua các lễ hội thường niên, như: Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản, Lễ hội Nhật Bản tại Việt Nam, Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản tại Việt Nam..., là những sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân hai nước, góp phần tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau. Hợp tác giữa các địa phương cũng được thúc đẩy mạnh mẽ, ngày càng sôi động với 37 “cặp địa phương” của hai nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác. Một số lĩnh vực mới như nông nghiệp công nghệ cao, ứng phó với biến đổi khí hậu, môi trường... cũng hợp tác phát triển mạnh mẽ.
Những kết quả quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 50 năm qua có ý nghĩa lịch sử không chỉ đối với Việt Nam và Nhật Bản cũng như mối quan hệ giữa hai nước, mà còn là đối với sự hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và quốc tế. Cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo từng chia sẻ: “Hiện nay, quan hệ hữu nghị giữa Nhật Bản và Việt Nam đang ngày càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết... Trình độ khoa học - công nghệ bậc cao của Nhật Bản góp phần vào sự phát triển của Việt Nam, nguồn nhân lực trẻ, ưu tú của Việt Nam cũng đóng góp cho nền kinh tế Nhật Bản, quan hệ giữa hai nước đã trở thành quan hệ giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau” và Nhật Bản và Việt Nam cùng chia sẻ những lợi ích chiến lược chung, là những đối tác nỗ lực vì hòa bình và thịnh vượng của khu vực”(7).
Năm 2023 đánh dấu 50 năm kể từ khi Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao, đồng thời cũng là thời điểm quan hệ hai nước chuẩn bị bước sang một giai đoạn mới. Từ lịch sử quan hệ hữu nghị lâu đời giữa hai nước, hai dân tộc, cùng với những thành quả đã đạt được trong quan hệ hai nước và vị trí, tầm quan trọng của nhau trong chính sách đối ngoại của mỗi nước, sự tin cậy về chính trị, tương hỗ về kinh tế, am hiểu về văn hóa..., nhất là với quyết tâm của các thế hệ lãnh đạo và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân hai nước cùng với chủ trương “tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam là phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước, của khu vực và thế giới (8) sẽ mở ra nhiều cơ hội và triển vọng tốt đẹp cho mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.
Lãnh đạo hai nước Việt Nam - Nhật Bản đã khẳng định tiếp tục củng cố niềm tin, thắt chặt tình hữu nghị và nâng cao hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước; tiếp tục nỗ lực khai thác hiệu quả những tiềm năng hợp tác, xứng tầm quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng, tin cậy vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á”, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.
(1) Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản, ngày 7-3-2023, http://infographics.vn/interactive-quan-he-thuong-mai-viet-nam-nhat-ban/116544.vna
(2) Thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Nhật Bản, ngày 16-2-2023, http://dangcongsan.vn/kinh-te/thuc-day-hop-tac-thuong-mai-dau-tu-viet-nam-nhat-ban-631725.html
(3) Nguyễn Hòa, Nhật Bản coi trọng các dự án ODA tại Việt Nam, ngày 15-2-2023, http://congthuong.vn/nhat-ban-coi-trong-cac-du-an-oda-tai-viet-nam-242578.html
(4) Sân bay: Tân Sơn Nhất, Nội Bài; Cầu: Thanh Trì, Nhật Tân, Bính, Bãi Cháy, Cần Thơ; Hầm đường bộ Hải Vân; Cảng Hải Phòng, Cái Lân, Tiên Sa, Cái Mép - Thị Vải; Bệnh viện: Bạch Mai, Chợ Rẫy; đường: Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bến Lức - Long Thành, Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; các tuyến đường sắt đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội...
(5) Hamada Kazuyuki, Cường quốc trong tương lai - Vẽ lại bản đồ thế giới năm 2030, NXB Thế giới, Hà Nội, tr.76-77.
(6) Nhật Bản sẽ giúp “bồi dưỡng” 500 cán bộ cấp chiến lược cho Việt Nam, ngày 7-5-2019, https://thanhnien.vn/nhat-ban-se-giup-boi-duong-500-can-bo-cap-chien-luoc-cho-viet-nam-185848067.htm
(7) Đặc san “Việt Nam - Nhật Bản: Đối tác chiến lược sâu rộng”, Báo Thế giới và Việt Nam, số tháng 8-2018, tr.12-13.
(8) Bài nói chuyện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại cuộc gặp gỡ với đại diện các tầng lớp xã hội Nhật Bản, Tokyo, ngày 17-9-2015, tr.8, tr.11.