Thành công của nhóm các nhà nghiên cứu đã chứng minh việc sử dụng tế bào nước ối có thể giúp dự đoán chức năng của các cơ quan sau khi sinh.
Thành công của nhóm các nhà nghiên cứu đã chứng minh việc sử dụng tế bào nước ối có thể giúp dự đoán chức năng của các cơ quan sau khi sinh.
COPD là thuật ngữ chung cho một loạt các bệnh phổi tiến triển, bao gồm khí thũng và viêm phế quản mạn tính. COPD đặc trưng bởi viêm phế quản mạn, thứ phát là do tiếp xúc với các sản phẩm hô hấp độc hại, chủ yếu là khói thuốc lá. Bên cạnh đó, bệnh cũng thường kèm theo khí phế thũng (sự phá hủy phế nang do chất độc), tiến triển thành tình trạng suy hô hấp cần phải thở oxy tại nhà.
Tử vong thường xảy ra khi bị nhiễm trùng cấp tính (viêm phế quản cấp), càng nhiều đợt cấp càng tăng nguy cơ tử vong do giảm nhanh chức năng hô hấp. Điều trị chủ yếu dựa vào việc ngừng hút thuốc và điều trị bằng thuốc giãn phế quản dạng hít kéo dài để cải thiện tình trạng khó thở, ho và giảm nguy cơ đợt cấp. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể tiến triển từ từ, khiến người bệnh khó thở theo thời gian. Các triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm: ho có đờm trong thời gian dài, thở khò khè, khó thở sâu, khó thở khi thực hiện những hoạt động thường ngày hay khi tập thể dục nhẹ…
Ung thư phổi là bệnh lý xảy ra do sự phân chia tế bào trong phổi không kiểm soát. Ung thư phổi là tên của căn bệnh ung thư bắt đầu từ phổi – thường là tại đường thở (tiểu phế quản/phế quản) hoặc túi khí nhỏ (phế nang). Ung thư bắt đầu ở nơi khác di chuyển đến cơ quan hô hấp này được gọi tên theo nơi nó bắt đầu (có thể gọi là bệnh ung thư di căn đến cơ quan này). Nó liên quan đến việc hút thuốc nhưng đôi khi có thể liên quan đến việc tiếp xúc với amiăng trong nghề nghiệp.
Thật không may, chẩn đoán của nó thường muộn vì nó không có triệu chứng trong một thời gian dài. Thông thường khi khối u lớn hoặc di căn thì các triệu chứng giảm cân, mệt mỏi và chán ăn sẽ xuất hiện. Các phương pháp điều trị mới (liệu pháp miễn dịch nhắm mục tiêu, hóa trị) đã giúp cải thiện việc quản lý những bệnh nhân này.
Đôi khi ung thư được phát hiện sớm hơn, thường là khi chụp CT ngực. Sau đó, nó thường xuất hiện dưới dạng một “nốt” phổi. Nhưng hãy cẩn thận, các nốt phổi có thể gặp trong nhiều bệnh về phổi: do đó không phải tất cả các nốt phổi đều là ung thư.
Do đó, ý kiến của bác sĩ hô hấp là rất cần thiết ở điểm này. Trong trường hợp ung thư giai đoạn sớm, nốt còn nhỏ, tiên lượng tốt nhờ phẫu thuật lồng ngực. Phương pháp chữa trị ung thư phổi bao gồm: phẫu thuật, liệu pháp miễn dịch, điều trị trúng đích, hóa trị, xạ trị…
Xơ hóa phổi: Đây là tình trạng phá hủy dần dần các mô liên kết, phế nang và mao mạch, nguyên nhân chưa rõ gọi là xơ phổi vô căn hoặc các nguyên nhân liên quan đến bệnh mô liên kết. Sự phát triển của bệnh là tăng nhu cầu oxy liên tục nhưng các phương pháp điều trị mới gần đây đã giúp cải thiện tiên lượng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Dưới đây là một số căn bệnh thường gặp ở phổi:
Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng tác động đến một hay cả hai phổi. Bệnh khiến các túi khí/phế nang của cơ quan này chứa đầy mủ hoặc chất lỏng. Virus, vi khuẩn hoặc nấm có thể gây bệnh viêm phổi. Các triệu chứng viêm phổi có thể biểu hiện từ nhẹ đến nghiêm trọng, bao gồm: tình trạng ho có/không có chất nhầy, ớn lạnh, sốt, khó thở hay suy hô hấp, thở co kéo đôi khi là tím tái. Mức độ nghiêm trọng của viêm phổi phụ thuộc vào các yếu tố như tổng trạng, độ tuổi và nguyên nhân gây nhiễm trùng ở người bệnh.
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, xảy ra khi vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis chủ yếu tấn công vào cơ quan hô hấp này. Bệnh lao phổi dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Người bệnh lao phổi có thể gặp các triệu chứng như: ho khan, ho khạc đờm (thường có màu trắng), ho ra đờm lẫn máu, khó thở…
Hen suyễn (hen phế quản) là căn bệnh ảnh hưởng đến phổi. Đây là một bệnh viêm phế quản mãn tính, thường liên quan đến nền dị ứng. Các triệu chứng rất khác nhau (ho, khó thở, tức ngực, thở khò khè). Việc điều trị dựa trên kháng viêm (Corticoides) dùng qua đường hít, giúp kiểm soát bệnh mà không có tác dụng phụ của Corticoides. Bên cạnh đó bác sĩ hô hấp sẽ điều trị co thắt phế quản bằng các thuốc giãn phế quản. Hen suyễn là bệnh mạn tính (bệnh không tự biến mất) nên cần được theo dõi liên tục. Hen suyễn có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị.
Giãn phế quản là bệnh lý trong đó đường thở (ống dẫn vào phổi) bị giãn rộng, tổn thương. Lúc này, đường hô hấp không thể làm sạch chất nhầy. Sau đó, vi khuẩn phát triển trong chất nhầy, gây viêm nhiều hơn, làm cơ quan này bị tổn thương. Lúc này, người bệnh ho nhiều hơn khi cơ thể phát huy cơ chế loại bỏ phần chất nhầy đã bị nhiễm trùng. Triệu chứng giãn phế quản bao gồm ho có nhiều mủ và chất nhầy, bị cảm lạnh lặp đi lặp lại, khó thở, thở khò khè…
Viêm phế quản là tình trạng đường hô hấp dẫn vào phổi bị viêm. Đường thở (phế quản và khí quản) bị kích thích, sưng lên, chứa đầy chất nhầy khiến người bệnh ho. Cơn ho có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần (đây là triệu chứng chính của bệnh viêm phế quản). Virus là tác nhân phổ biến hơn cả gây ra bệnh viêm phế quản cấp tính. Ngoài ra, khói và chất kích thích cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cấp và mạn tính.
Người bệnh nên luyện tập khoảng 5 – 10 phút mỗi ngày cho đến khi thành thạo những bài tập thở dưới đây:
Mỗi người có thể chủ động thực hiện một số cách dưới đây để giúp cơ quan hô hấp này mạnh khỏe hơn, ngăn ngừa nguy cơ phổi bị tổn thương, bệnh tật:
Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Phổi là cơ quan hô hấp có vai trò quan trọng, mọi bất thường xảy ra ở phổi đều có thể tác động lớn đến sức khỏe. Vì vậy, ngay khi gặp triệu chứng nghi do bệnh lý ở phổi, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín thăm khám để kịp thời điều trị, phòng biến chứng.
Phổi là cơ quan chính của hệ hô hấp, là một cặp cơ quan xốp , chứa đầy không khí nằm ở 2 bên lồng ngực; có tính chất đàn hồi, xốp và mềm.
Phổi được bao bọc trong 1 thanh mạc gồm 2 lá được gọi là màng phổi. Mỗi người có 2 lá phổi và cấu tạo bởi các thùy. Lá phổi phải lớn hơn phổi trái. ở người trưởng thành phổi có thể chứa 4500 – 5000ml không khí
Phổi có dạng một nửa hình nón, được treo trong khoang màng phổi bởi cuống phổi và dây chằng phổi
• Có ba mặt – hai bờ - một đỉnh.
- Mặt ngoài: lồi, áp vào thành ngực -> Có ấn xương sườn. Có rãnh chếch ở 2 bên bắt đầu từ ngang mức gian sườn 3 ở phía sau chạy xuống đáy phổi, chia phổi ra thành các thuỳ phổi.
Mặt các thuỳ phổi áp vào nhau gọi là mặt gian thuỳ. Trên bề mặt phổi có các tiểu thuỳ phổi - đơn vị cơ sở của phổi.
Phổi phải có rãnh ngang nên phổi phải có ba thuỳ là thùy trên, thùy giữa và thùy dưới. Phổi trái chỉ có khe chếch, nên phổi trái chỉ có hai thuỳ là thùy trên và thùy dưới
- Mặt trong ( Mặt trung thất): hơi lõm , gồm 2 phần :
+ Rốn phổi có hình là chiếc vợt bóng bàn . Đây là nơi các thành phần cuống phổi đi qua , bao gồm ĐM phổi, phế quản chính , hai TM phổi, ĐM và TM phế quản , hạch bạch huyết , các dây thần kinh, có dây chằng tam giác.
+ Mặt trong phổi (P) có rãnh tĩnh mạch đơn, còn phổi (T) có rãnh động mạch chủ
+ Phía trên rốn phổi có rãnh động mạch dưới đòn và rãnh thân tĩnh mạch cánh tay đầu.
ở phổi phải : có một chỗ lõm gọi là ấn tim
ở phổi trái : ấn tim rất sâu nên gọi là hố tim , có khuyết tim
- Mặt hoành : ở phía dưới và nằm sát lên vòm hoành , qua vòm hoành với các tạng của ổ bụng, điển hình là gan
- Bờ trước : ranh giới giữa mặt sườn và mặt trung thất chùm lên trên màng ngoài tim
- Bờ dưới: bao lấy mặt hoành. Gồm 2 đoạn
+ Đoạn cong : ngăn cách mặt sườn và mặt hoành
+ Đoạn thẳng : ngăn cách mặt trong và mặt hoành
- Đỉnh phổi : Nhổ lên khỏi xương sườn 1 khoảng 3 cm
- Bao gồm cây phế quản, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, động mạch và tĩnh mạch phế quản, bạch huyết của phổi và thần kinh của phổi.
Phế quản chính ( chui vào lỗ rốn phổi ) -> phế quản thùy -> phế quản phân thùy -> phế quản hạ thùy-> Phế quản tiểu thùy ( tiểu thùy phổi là một đơn vị cơ sở của phổi)
Phế quản gồm một lớp sụn , một lớp cơ mỏng, trong cùng là lớp niêm mạc.
Thân ĐM phổi bắt đầu từ lỗ ĐM phổi tâm thất phải, chạy lên trên và ra sau đến bờ sau quai ĐM chủ thì chia thành ĐM phổi (T) và ĐM phổi (P).
ĐM phổi trái : chếch sang trái, bắt chéo mặt trước phế quản chính trái→ chui vào rốn phổi → đi ra ngoài rồi phía sau thân phế quản.
ĐM phổi phải: dài và lớn hơn ĐM phổi T. Đi ngang từ trái→ phải
Đây là thành phần dinh dưỡng của phổi
Động mạch phế quản được tách ra từ ĐM chủ sau hoặc trước của phế quản chính
Máu động mạch phế quản này là máu giàu oxy, trái ngược với máu giàu CO2 trong động mạch phổi. Nó nuôi dưỡng các mô nâng đỡ của phổi bao gồm mô liên kết, vách và phế quản lớn và nhỏ. Sau máu phế quản và động mạch này đi qua mô nâng đỡ nó đổ vào tĩnh mạch phổi và đi vào tâm nhĩ trái, thay vì đưa vào tâm nhĩ phải. Do đó, lưu lượng chảy vào tâm nhĩ trái và công suất tâm thất trái lớn hơn khoảng 1-2% công suất tâm thất phải.
Tĩnh mạch phế quản đổ vào các tĩnh mạch đơn, một số ít nhanh nhỏ sẽ đổ vào tĩnh mạch phổi.
Bao gồm nhiều bạch huyết chảy trong nhu mô phổi và đổ vào các hạch bạch huyết phổi ở chỗ chia đôi các phế quản
Các hạch bạch huyết đổ vào các hạch phế quản phổi nằm ở rốn phổi
Đổ vào hạch khí dưới và hạch khí trên
Được tạo bởi các sợi thần kinh giao cảm và các nhánh dây thần kinh lang thang.
Hệ thần kinh giao cảm: xuất phát từ đám rối phổi
Hệ phó giao cảm: các nhánh của dây thần kinh lang thang
Cấu tạo gồm 2 lá: màng phổi tạng và màng phổi thành. Giữa 2 lá màng phổi là hai ổ màng phổi
Mỏng, trong suốt bao phủ toàn bộ bề mặt của phổi, ngoại trừ rốn phổi và dính chặt vào nhu mô phổi, lách cả vào các khe gian thùy
ở rốn phổi, màng phổi tạng quặt ra để liên tiếp với màng phổi thành.
Phủ lên toàn bộ các thành của khoang chứa phổi. Bao gồm:
+ màng phổi sườn: áp sát vào mặt trong lồng ngực, ngăn cách với thành ngực bởi lớp mô liên kết mỏng gọi là mạc nội ngực
+ đỉnh màng phổi : phần mạc nội ngực ở đây được gọi là màng trên màng phổi. Đỉnh màng phổi được các dây chằng treo đỉnh màng phổi cố định vào cột sống cổ, xương sườn, xương đòn.