Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng 6 tháng đầu năm 2022 có nhiều khởi sắc. Dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, hoạt động sản xuất, kinh doanh dần trở lại bình thường. Nhiều ngành, lĩnh vực có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ như: sản xuất công nghiệp, hàng qua cảng, thu ngân sách, thu hút FDI, thu hút khách du lịch bước đầu phục hồi và tăng trưởng; doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng cả về số doanh nghiệp và số vốn đăng ký. Các chính sách an sinh xã hội được triển khai kịp thời, có hiệu quả; tình hình chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của căng thẳng địa chính trị, gián đoạn chuỗi cung ứng trên thế giới làm giá hàng hóa, nguyên vật liệu tăng cao khiến kinh tế Hải Phòng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Kết quả 6 tháng đầu năm 2022 đạt được như sau:
Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng 6 tháng đầu năm 2022 có nhiều khởi sắc. Dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, hoạt động sản xuất, kinh doanh dần trở lại bình thường. Nhiều ngành, lĩnh vực có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ như: sản xuất công nghiệp, hàng qua cảng, thu ngân sách, thu hút FDI, thu hút khách du lịch bước đầu phục hồi và tăng trưởng; doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng cả về số doanh nghiệp và số vốn đăng ký. Các chính sách an sinh xã hội được triển khai kịp thời, có hiệu quả; tình hình chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của căng thẳng địa chính trị, gián đoạn chuỗi cung ứng trên thế giới làm giá hàng hóa, nguyên vật liệu tăng cao khiến kinh tế Hải Phòng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Kết quả 6 tháng đầu năm 2022 đạt được như sau:
Công tác giáo dục: Trong tháng 6/2022, thành phố đã tổ chức thành công kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023, công tác tổ chức kỳ thi tại 100% Hội đồng coi thi được triển khai đúng quy định, diễn ra an toàn và nghiêm túc, kỷ luật thi được siết chặt, các trường hợp vi phạm quy chế đều được xử lý nghiêm, các phương án bảo đảm an toàn trong thi cử được thực hiện nghiêm ngặt.
Công tác y tế dự phòng: Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh Covid-19 của thành phố diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, đời sống an sinh xã hội và tình hình kinh tế chung của toàn thành phố.
Tính đến ngày 25/6/2022, số ca hồi phục xuất viện là 325.208 ca; đang điều trị là 336 ca; số ca tử vong là 156 ca.
Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Trong 6 tháng đầu năm 2022, thực hiện 07 đợt kiểm tra, trong đó: 03 đợt kiểm tra định kỳ là Tết Nguyên đán, Bếp ăn tập thể, Tháng hành động an toàn thực phẩm; 04 đợt kiểm tra đột xuất. Kiểm tra được 234 cơ sở, trong đó: số cơ sở đạt là 188 cơ sở, số cơ sở vi phạm là 12 cơ sở; xử lý và phạt tiền 94,3 triệu đồng.
Số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP là 130 cơ sở. Hồ sơ tự công bố là 50 bộ; cấp giấy công bố sản phẩm: 6 giấy. Trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2022, không có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.
Công tác phòng chống HIV/AIDS: Ước tính 6 tháng đầu năm 2022, lũy tích người nhiễm HIV là 11.589 người; lũy tích số người chuyển sang AIDS là 6.347 người; lũy tích số người chết do AIDS là 5.379 người; số người nhiễm HIV hiện còn sống là 6.210 người.
Tính đến tháng 6/2022, Ngành y tế đang điều trị Methadone cho 2.759 bệnh nhân; đề án Thí điểm cấp phát thuốc Methadone nhiều ngày đã cấp cho 454 bệnh nhân tại 05 cơ sở điều trị.
Công tác văn hóa - thể thao: Thành phố đã tổ chức các Chương trình, Hội nghị theo kế hoạch công tác như: sơ kết công tác văn hóa, gia đình và thể dục thể thao năm 2022; phát động Cuộc thi sáng tác biểu tượng thành phố Hải Phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh; sơ kết công tác triển khai thực hiện chương trình sân khấu truyền hình 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022; tổng kết các công tác tổ chức các hoạt động chào mừng các sự kiện trong tháng 5 năm 2022 và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2022.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 32 vụ tai nạn giao thông đường bộ, 01 vụ tai nạn giao thông đường sắt. Các vụ tai nạn giao thông làm chết 31 người và bị thương 04 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 06 vụ với cùng kỳ năm ngoái (tương ứng giảm 15,38%), số người chết giảm 01 người so với cùng kỳ năm ngoái (tương ứng giảm 3,13%) và số người bị thương giảm 16 người năm ngoái (tương ứng giảm 80%).
e) Thiệt hại do thiên tai, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ
Trong 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 32 vụ cháy, giảm 14 vụ so với cùng kỳ năm trước (tương ứng giảm 30,43%), làm 01 người chết, không có người bị thương, nguyên nhân các vụ cháy chủ yếu do tình trạng bất cẩn trong cách sử dụng các thiết bị có nguy cơ cháy, nổ cao; một số vụ cháy thảm thực bì rừng gây thiệt hại ước tính là 8,1 ha, các vụ cháy khác đang trong quá trình điều tra, xác định giá trị thiệt hại về tài sản./.
1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
– GDP quý II năm 2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2021[1].
– GDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,28% và 6,98% của cùng kỳ năm 2018 và 2019. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78% (đóng góp 5,07%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,70%, (đóng góp 48,33%), trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 9,66%; khu vực dịch vụ tăng 6,60%, (đóng góp 46,60%).
– Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,05%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,30%; khu vực dịch vụ chiếm 40,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,02%.
Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,06% so với cùng kỳ năm 2021; tích lũy tài sản tăng 3,92%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 9,10%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,41%.
2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
– Lúa đông xuân: Diện tích gieo cấy cả nước năm nay đạt 2.992 nghìn ha, bằng 99,5% vụ đông xuân năm trước; năng suất ước đạt 66,7 tạ/ha, giảm 1,9 tạ/ha[2]; sản lượng ước đạt 19,97 triệu tấn, giảm 661,3 nghìn tấn.
– Lúa hè thu: Cả nước đã xuống giống được 1.829,5 nghìn ha, bằng 99,5% cùng kỳ năm trước. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có 174,4 nghìn ha diện tích lúa hè thu sớm cho thu hoạch, chiếm 12,1% diện tích xuống giống.
– Cây hàng năm: Tính đến trung tuần tháng 6/2022 diện tích gieo trồng rau, đậu là 740,7 nghìn ha, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, diện tích ngô, lạc, đậu tương và khoai lang tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do hiệu quả kinh tế không cao.
– Cây lâu năm: Tổng diện tích cây lâu năm hiện có ước tính đạt 3.690,4 nghìn ha, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: Nhóm cây công nghiệp đạt 2.206,9 nghìn ha, tăng 0,8%; nhóm cây ăn quả đạt 1.177,5 nghìn ha, tăng 2,2%. Sản lượng của một số cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả tăng. Riêng sản lượng điều đạt 321,9 nghìn tấn, giảm 16,5% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của mưa trái mùa trong thời gian ra hoa làm bông điều bị hỏng không kết trái; thanh long đạt 606,8 nghìn tấn, giảm 7,4% do giá bán thanh long giảm nên nông dân giảm diện tích trồng.
– Chăn nuôi phát triển ổn định, chăn nuôi lợn và gia cầm đang hồi phục do dịch bệnh kiểm soát tốt, tổng số lợn đến thời điểm cuối tháng 6/2022 ước tính tăng 3,8% so với cùng thời điểm năm 2021; gia cầm tăng 1,2%; tổng số bò tăng 2,2%; tổng số trâu giảm 1,4%.
Diện tích rừng trồng tập trung 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 119,4 nghìn ha, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt gần 47 triệu cây, tăng 6%; sản lượng củi khai thác đạt 9,5 triệu ste, tăng 0,6%; sản lượng gỗ khai thác đạt 8.488,2 nghìn m3, tăng 5,9%. Hoạt động khai thác gỗ 6 tháng đầu năm 2022 tăng chủ yếu do nhu cầu sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ tăng cao, bên cạnh đó giá xăng dầu leo cao, chi phí vận chuyển lớn nên các doanh nghiệp chế biến gỗ đã chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước từ đó thúc đẩy hoạt động khai thác gỗ phát triển. Về thiệt hại rừng, trong 6 tháng đầu năm 2022 cả nước có 588 ha diện tích rừng bị thiệt hại, giảm 24,9% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Diện tích rừng bị cháy 27,7 ha, giảm 88,1%; diện tích rừng bị phá 560,3 ha, tăng 2%.
Nuôi trồng thủy sản tăng trưởng tốt do nhu cầu tiêu dùng và giá xuất khẩu tăng; tuy nhiên sản lượng thủy sản khai thác biển giảm do giá xăng dầu tăng cao, nhiều tàu cá nằm bờ. Sản lượng thủy sản quý II/2022 ước đạt 2.333,3 nghìn tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 1.659,3 nghìn tấn, tăng 1,7%; tôm đạt 339,5 nghìn tấn, tăng 11,5%; thủy sản khác đạt 334,5 nghìn tấn, tăng 1,3%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng thủy sản ước đạt 4.196,8 nghìn tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 3.044,4 nghìn tấn, tăng 1,7%; tôm đạt 520 nghìn tấn, tăng 9,4%; thủy sản khác đạt 632,4 nghìn tấn, tăng 1,2%.
– Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 ước tính tăng 8,48% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 6,97%; quý II tăng 9,87%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,66% (quý I tăng 7,72%; quý II tăng 11,45%), đóng góp 2,58 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
– Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước của một số ngành trọng điểm tăng cao: Sản xuất trang phục tăng 23,3%; sản xuất thiết bị điện tăng 22,2%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 17,5%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 13,1%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 11,4%; khai thác quặng kim loại, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học cùng tăng 11,2%. Có 61 địa phương có chỉ số IIP tăng, riêng tỉnh Hà Tĩnh và Trà Vinh giảm do ngành sản xuất điện giảm[3].
– Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm 2022 tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm 2021 tăng 9,2%).
– Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/6/2022 tăng 6,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 14,1% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 29,5%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 6 tháng đầu năm 2022 là 78% (bình quân 6 tháng đầu năm 2021 là 92%).
– Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/6/2022 tăng 1,3% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 5,8% so với cùng thời điểm năm trước.
a) Tình hình đăng ký doanh nghiệp
– Trong tháng Sáu, cả nước có gần 13,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 0,7% so với tháng trước; tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Cả nước còn có gần 2,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 56,7% so với tháng trước và giảm 53,7% so với cùng kỳ năm trước; có 5.129 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 3,3% và tăng 32,6%; có 5.148 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 23,0% và giảm 1,7%; có 1.687 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 26,0% và giảm 12,1%.
– Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, cả nước có 76,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước; gần 40,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 55,6%; 50,9 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 43,0%; gần 24,1 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 2,4%; 8,6 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 13,6%. Bình quân một tháng có 19,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động và có 13,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
b) Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
– Kết quả điều tra trong quý II/2022 cho thấy: Có 78,4% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và tốt hơn so với quý I/2022; có 21,6% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.
– Dự kiến quý III/2022, có 85,0% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ ổn định và tốt lên so với quý II/2022; có 15,0% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.
a) Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Sáu năm 2022 ước đạt 471,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 27,3% so với cùng kỳ năm trước; quý II/2022 ước đạt 1.395,1 nghìn tỷ đồng, tăng 5,5% so với quý trước và tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng ước đạt 2.717 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,9% (cùng kỳ năm 2021 tăng 1,9%).
b) Vận tải hành khách và hàng hóa
Vận tải hành khách tháng Sáu khôi phục mạnh mẽ với số lượt hành khách vận chuyển tăng 80,1% và luân chuyển tăng 125,8% do nhu cầu đi lại, du lịch của người dân tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Vận tải hàng hóa tiếp tục phát triển tích cực với tốc độ tăng 29% về vận chuyển và tăng 36,3% về luân chuyển so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, vận chuyển hành khách tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, luân chuyển hành khách tăng 15,2% và vận chuyển hàng hóa tăng 8,6%, luân chuyển hàng hóa tăng 16%.
Doanh thu hoạt động viễn thông quý II/2022 ước đạt 84,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,1%). Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu hoạt động viễn thông ước đạt 168,4 nghìn tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,9%).
Khách quốc tế đến Việt Nam tháng Sáu đạt 236,7 nghìn lượt người, tăng 36,8% so với tháng trước và gấp 32,9 lần so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt 602 nghìn lượt người, gấp 6,8 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm 92,9% so với cùng kỳ năm 2019, năm chưa xảy ra dịch Covid-19.
II. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỂM SOÁT LẠM PHÁT
1. Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, thị trường chứng khoán
– Tính đến thời điểm 20/6/2022, tổng phương tiện thanh toán tăng 3,3% so với cuối năm 2021 (cùng thời điểm năm 2021 tăng 3,48%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 3,97% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 3,13%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 8,51% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 5,47%).
– Thị trường bảo hiểm duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm 6 tháng đầu năm ước tính tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.
– Trên thị trường cổ phiếu, tính đến ngày 27/6/2022, chỉ số VNIndex đạt 1.202,82 điểm, giảm 7% so với cuối tháng trước và giảm 19,7% so với cuối năm 2021. Tính đến ngày 15/6/2022, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 6.339 nghìn tỷ đồng, giảm 18,4% so với cuối năm 2021; giá trị giao dịch bình quân đạt 19.563 tỷ đồng/phiên, tăng 10% so với tháng trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 26.649 tỷ đồng/phiên, tăng 0,2% so với bình quân năm trước.
– Trên thị trường trái phiếu, tính đến ngày 15/6/2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 7.718 tỷ đồng/phiên, giảm 0,9% so với tháng trước; tính chung 6 tháng đầu năm 2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 10.986 tỷ đồng/phiên, giảm 3,7% so với bình quân năm 2021.
– Trên thị trường chứng khoán phái sinh, tính đến ngày 15/6/2022, khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 đạt 290.591 hợp đồng/phiên, giảm 9% so với tháng trước; tính chung 6 tháng đầu năm 2022 đạt 197.150 hợp đồng/phiên, tăng 4% so với bình quân năm trước.
– Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 192,2 nghìn tỷ đồng, bằng 35,3% kế hoạch năm và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 bằng 34,8% và tăng 11,9%).
– Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/6/2022 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 14,03 tỷ USD, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 10,06 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
– Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2022 có 57 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 300,9 triệu USD, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước[4]; có 14 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 44,9 triệu USD, giảm 88,9%[5].
– Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2022 đạt 932,9 nghìn tỷ đồng, bằng 66,1% dự toán năm.
– Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, tổng chi ngân sách Nhà nước ước đạt 713 nghìn tỷ đồng, bằng 40% dự toán năm.
4. Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ
+ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 6/2022 ước đạt 32,65 tỷ USD, tăng 5,6% so với tháng trước; quý II/2022 ước đạt 96,8 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước và tăng 8,7% so với quý I/2022; 6 tháng ước đạt 185,94 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước.
+ Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm nhiều nhất với 88,7%.
+ Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 6/2022 ước đạt 32,37 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng trước; quý II/2022 ước đạt 97,6 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 11,3% so với quý I/2022; 6 tháng ước đạt 185,23 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.
+ Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm nhiều nhất với 94%.
– Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 55,9 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 61,3 tỷ USD.
– Cán cân thương mại hàng hóa: Sơ bộ tháng Năm nhập siêu 1,7 tỷ USD[6]; 5 tháng đầu năm xuất siêu 434 triệu USD; tháng Sáu ước tính xuất siêu 276 triệu USD. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 710 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 1,86 tỷ USD).
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 4,3 tỷ USD, tăng 81,8% so với cùng kỳ năm 2021; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 12,3 tỷ USD, tăng 22,3%. Nhập siêu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 là 8 tỷ USD (trong đó phí dịch vụ vận tải và bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu là 4,6 tỷ USD).
a) Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
– Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2022 tăng 0,69% so với tháng trước; tăng 3,18% so với tháng 12/2021 và tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý II/2022 tăng 2,96% so với quý II/2021. Bình quân 6 tháng đầu năm, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,25%.
– Chỉ số giá vàng tháng 6/2022 giảm 1,14% so với tháng trước; tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,63%.
– Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2022 tăng 0,72% so với tháng trước và tăng 1,23% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 6 tháng đầu năm 2022 giảm 0,2%.
– Chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản quý II/2022 tăng 1,84% so với quý trước và tăng 2,18% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng tăng 1,38% so với cùng kỳ năm trước.
– Chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp quý II/2022 tăng 2,1% so với quý trước và tăng 5,11% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng tăng 4,75%.
– Chỉ số giá sản xuất dịch vụ quý II/2022 tăng 1,25% so với quý trước và tăng 3,57% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng tăng 2,83%.
– Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất quý II/2022 tăng 2,23% so với quý trước và tăng 6,38% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng tăng 6,04%.
c) Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa
– Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa quý II/2022 tăng 3,31% so với quý trước và tăng 8,56% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng tăng 8,03% so với cùng kỳ năm trước.
– Chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá quý II/2022 tăng 2,62% so với quý trước và tăng 11,43% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng tăng 11,21%.
– Tỷ giá thương mại hàng hóa[7] quý II/2022 tăng 0,67% so với quý trước và giảm 2,57% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng giảm 2,85%.
– Lao động 15 tuổi trở lên của cả nước có việc làm trong quý II/2022 ước tính là 50,5 triệu người; 6 tháng là 50,3 triệu người.
– Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước quý II/2022 ước tính là 2,32%; 6 tháng là 2,39%.
– Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) của cả nước quý II/2022 ước tính là 7,63%; 6 tháng là 7,78%.
– Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của cả nước quý II/2022 ước tính là 1,96%; 6 tháng là 2,48%.
– Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương quý II/2022 là 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 178 nghìn đồng so với quý trước và tăng 707 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương ước tính là 7,4 triệu đồng/tháng, tăng 417 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.
2. Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội
Công tác an sinh xã hội được triển khai tích cực, đời sống người dân được đảm bảo, các chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 theo các Nghị quyết của Chính phủ được thực hiện hiệu quả. Tính đến ngày 15/6/2022, gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 và Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 8/10/2021 đã triển khai được hơn 43,5 nghìn tỷ đồng, cho 36,7 triệu lượt người lao động và gần 381,7 nghìn đơn vị/hộ kinh doanh sử dụng lao động; gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 với tổng mức hỗ trợ gần 38,4 nghìn tỷ đồng cho gần 13 triệu lượt lao động và gần 346,7 nghìn đơn vị/hộ kinh doanh sử dụng lao động; gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 với mức hỗ trợ đạt 14,1 tỷ đồng cho 25.660 lao động của 487 đơn vị sử dụng lao động.
– Tính đến ngày 25/6/2022, cả nước có 23.148 trường đã kết thúc năm học, đạt 88% so với số báo cáo đầu năm; có gần 15,4 triệu học sinh, đạt 85,8% và 712,1 nghìn giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy, đạt 87,6%.
– Trong 6 tháng đầu năm 2022, cả nước có 53.626 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (29 trường hợp tử vong); 21.859 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (01 trường hợp tử vong); 110 trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút (03 trường hợp tử vong); 08 trường hợp mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu và 75 trường hợp sốt phát ban nghi sởi.
– Tính đến ngày 24/6/2022, tổng số liều vắc-xin phòng Covid-19 đã được tiêm là 228.484 nghìn liều, trong đó tiêm mũi 1 là 85.986,1 nghìn liều; tiêm mũi 2 là 78.872,4 nghìn liều; tiêm mũi 3 là 1.509,1 nghìn liều; mũi bổ sung là 14.971,9 nghìn liều; mũi nhắc lại lần 1 là 44.299,8 nghìn liều; mũi nhắc lại lần 2 là 2.844,7 nghìn liều.
– Về thể thao thành tích cao, Việt Nam tổ chức thành công Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31), Đoàn thể thao Việt Nam đã đạt được kết quả ấn tượng, xếp thứ nhất toàn đoàn với 446 huy chương, trong đó có 205 huy chương vàng, 125 huy chương bạc và 116 huy chương đồng, phá 21 kỷ lục của Đại hội ở các nội dung bơi, điền kinh, lặn, xe đạp, cử tạ.
– Trong tháng (từ 15/5 đến 14/6), trên địa bàn cả nước đã xảy ra 951 vụ tai nạn giao thông. So với tháng trước, số vụ tai nạn giao thông tháng Sáu tăng 2,8%; số người chết tăng 8,2%. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tháng Sáu tăng 15,3%; số người chết tăng 20,4%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn cả nước xảy ra 5.684 vụ tai nạn giao thông, làm 3.286 người chết. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông trong 6 tháng đầu năm 2022 giảm 10,4%; số người chết tăng 2,7%. Bình quân 1 ngày trong 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn cả nước xảy ra 31 vụ tai nạn giao thông, gồm 22 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 9 vụ va chạm giao thông, làm 19 người chết, 11 người bị thương và 9 người bị thương nhẹ.
– Trong 6 tháng đầu năm 2022, thiên tai làm 75 người chết và mất tích; 52 người bị thương; 160,3 nghìn ha lúa và 31,9 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; hơn 176,2 nghìn con gia súc và gia cầm bị chết; gần 8 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và bị hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong 6 tháng đầu năm 2022 ước tính hơn 5.422,8 tỷ đồng, gấp 10,6 lần so với cùng kỳ năm trước.
– Có 11.485 vụ vi phạm môi trường trong 6 tháng đầu năm 2022. Trong đó, xử lý 9.704 vụ với tổng số tiền phạt là 130,5 tỷ đồng, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước.
– Trong 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn cả nước xảy ra 855 vụ cháy, nổ, làm 48 người chết và 50 người bị thương, thiệt hại ước tính 424,7 tỷ đồng, tăng 47,1% so với cùng kỳ năm trước./.
[1] Tốc độ tăng GDP quý II so với cùng kỳ năm trước các năm 2011-2022 lần lượt là: 6,29%; 5,57%; 5,39%; 6,18%; 7,1%; 6,79%; 6,71%; 7,18%; 7,1%; 0,52%; 6,73%; 7,72%.
[2] Năng suất lúa đông xuân năm nay giảm nhiều do giá phân bón, thuốc bảo vệ tăng cao nên người dân hạn chế đầu tư; bên cạnh đó thời tiết diễn biến thất thường, mưa to và ngập úng ở khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung từ cuối tháng 3 trở lại đây, xâm nhập mặn vào cuối vụ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng làm giảm năng suất lúa.
[3] Hà Tĩnh: đang sửa chữa các tổ máy của nhà máy điện Vũng Áng. Trà Vĩnh: Nhà máy điện Duyên Hải giảm sản lượng theo kế hoạch sản xuất của EVN và bảo dưỡng tổ máy.
[4] Vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới 6 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh so với cùng kỳ do có 5 dự án lớn mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là dự án Công ty cổ phần giải pháp năng lượng Vines sang Mỹ, Ca-na-da, Pháp, Đức, Hà Lan với tổng vốn đầu tư mỗi dự án từ 34,7 triệu USD trở lên.
[5] Vốn đầu tư điều chỉnh giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022 do trong 6 tháng đầu năm 2021 có nhiều dự án lớn điều chỉnh tăng vốn: Dự án của Vingroup tại Hoa Kỳ điều chỉnh tăng 300 triệu USD; dự án Công ty TNHH Đầu tư và phát triển cao su Đông Dương tại Cam-pu-chia tăng 76 triệu USD và 01 dự án của Vinfast tại Đức tăng 32 triệu USD.
[6] Ước tính tháng Năm nhập siêu 1,73 tỷ USD.
[7] Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa so với chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa.
Tại thời điểm tháng 12/2022, hầu hết các tổ chức quốc tế đều điều chỉnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 so với các dự báo đưa ra trước đó. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức 3,2% trong năm 2022 so với thời điểm tháng 7/2022, nhưng giảm 0,2 điểm phần trăm dự báo tăng trưởng năm 2023, đạt mức 2,7%. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 đạt 3,1%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 9/2022 và sẽ chậm lại ở mức 2,2% vào năm 2023. Fitch Ratings (FR) điều chỉnh tăng 0,2 điểm phần trăm dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 so với dự báo trong tháng 9/2022, đạt 2,6% trước khi giảm xuống còn 1,4% trong năm 2023.
Báo cáo bổ sung Triển vọng phát triển kinh tế tháng 12/2022 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng kinh tế của một số nền kinh tế lớn so với dự báo đưa ra trong tháng 9/2022. Cụ thể, dự báo tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ tăng 0,1 điểm phần trăm, đạt 1,7% trong năm 2022; khu vực đồng Euro tăng 0,5 điểm phần trăm lên mức 3%; giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Nhật Bản ở mức 1,4%; Trung Quốc giảm 0,3 điểm phần trăm xuống còn 3%.
Trong khu vực Đông Nam Á, ADB nhận định tăng trưởng năm 2022 của Phi-li-pin đạt 7,4% (tăng 0,9 điểm phần trăm); Ma-lai-xi-a đạt 7,3% (tăng 1,3 điểm phần trăm); In-đô-nê-xi-a đạt 5,4% (giữ nguyên so với dự báo trong tháng 7/2022); Xin-ga-po đạt 3,3% (giảm 0,4 điểm phần trăm); Thái Lan đạt 3,2% (tăng 0,3 điểm phần trăm).
IMF dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Việt Nam đạt 7% và giảm xuống 6,2% trong năm 2023. Ngân hàng thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Việt Nam đạt 7,2%, tăng 1,9 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 4/2022 và giảm xuống còn 6,7% trong năm 2023. ADB điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng năm 2022 của Việt Nam thêm 1 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 9/2022, đạt 7,5% và giảm xuống còn 6,3% trong năm 2023.
I. XU HƯỚNG KINH TẾ VĨ MÔ TOÀN CẦU
1. Dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 và 2023
Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới tháng 10/2022 của IMF nhận định thế giới đang trong thời kỳ nhiều biến động, những thay đổi về kinh tế, địa chính trị và sinh thái đều tác động đến triển vọng toàn cầu. Lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, buộc các chính phủ phải thắt chặt chính sách tiền tệ, khiến hộ gia đình siết chặt chi tiêu trong bối cảnh hỗ trợ tài chính liên quan đến đại dịch Covid-19 đang giảm dần. Nhiều quốc gia có thu nhập thấp đang phải đối mặt với những khó khăn tài chính. Đồng thời, xung đột giữa Nga và U-crai-na làm gia tăng đáng kể khả năng xảy ra gián đoạn địa chính trị toàn cầu. Mặc dù tác động của đại dịch đã giảm ở hầu hết các quốc gia, nhưng những làn sóng kéo dài của nó vẫn tiếp tục làm gián đoạn hoạt động kinh tế, đặc biệt là ở Trung Quốc. Theo IMF, dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 đạt 3,2% (giữ nguyên so với dự báo trong tháng 7/2022), thấp hơn 0,4 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra vào tháng 4 năm 2022 và đạt 2,7% năm 2023.
Các dự báo của IMF cho năm 2023 của 143 nền kinh tế (chiếm 92% GDP thế giới) yếu hơn dự kiến. Ba nền kinh tế lớn nhất thế giới, gồm Trung Quốc, khu vực đồng Euro và Hoa Kỳ, sẽ tăng trưởng chậm lại đáng kể vào năm 2023, phản ánh các nguy cơ rủi ro trở thành hiện thực: thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu ở hầu hết các khu vực, kỳ vọng tăng lãi suất mạnh hơn của các ngân hàng trung ương lớn để chống lạm phát; giảm tăng trưởng rõ rệt hơn ở Trung Quốc do thời gian phong tỏa kéo dài và khủng hoảng thị trường bất động sản ngày càng trầm trọng; tác động lan tỏa từ cuộc xung đột tại U-crai-na với nguồn cung khí đốt từ Nga sang châu Âu bị thắt chặt.
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 12/2022, FR điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 từ mức 2,4% (tại thời điểm tháng 9/2022) lên 2,6% do tăng trưởng kinh tế thế giới trong Quý III/2022 cao hơn dự kiến. FR đã điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng năm 2022 cho Hoa Kỳ, khu vực đồng Euro, nhưng hạ dự báo tăng trưởng của Nhật Bản. Tuy nhiên, FR điều chỉnh giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023, đạt 1,4%, giảm 0,3 điểm phần trăm so với mức dự báo 1,7% đưa ra trong tháng 9/2022, khi các ngân hàng trung ương buộc phải mạnh tay hơn trong cuộc chiến chống lạm phát và triển vọng thị trường bất động sản của Trung Quốc xấu đi.
Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế tháng 11/2022, OECD nhận định nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng lớn. Tăng trưởng đã mất đà, lạm phát cao diễn ra dai dẳng, niềm tin suy yếu và tính bất ổn cao. Xung đột tại U-crai-na đã đẩy giá cả lên cao, đặc biệt giá năng lượng, làm gia tăng áp lực lạm phát vào thời điểm chi phí sinh hoạt đã tăng nhanh trên toàn thế giới. Các điều kiện tài chính toàn cầu bị thắt chặt đáng kể trong bối cảnh tăng lãi suất chính sách của các ngân hàng trung ương, đã ảnh hưởng tới chi tiêu và tăng thêm áp lực cho nhiều nền kinh tế thị trường mới nổi. Theo OECD, tăng trưởng GDP toàn cầu được dự báo đạt 3,1% năm 2022, điều chỉnh tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo tại thời điểm tháng 9/2022 và sẽ chậm lại ở mức 2,2% vào năm 2023. Triển vọng toàn cầu cũng ngày càng nghiêng về các nền kinh tế thị trường lớn mới nổi của châu Á chiếm gần 3/4 tăng trưởng GDP toàn cầu vào năm 2023, phản ánh sự suy giảm triển vọng kinh tế của Hoa Kỳ và châu Âu.
Hình 1. Dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 và 2023 của các tổ chức quốc tế
Nguồn: IMF, Fitch Ratings, OECD và EU
Theo Báo cáo Dự báo kinh tế châu Âu tháng 11/2022, sau khi phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021, hoạt động kinh tế toàn cầu nhìn chung bị đình trệ trong nửa đầu năm 2022. Tăng trưởng GDP toàn cầu mạnh hơn trong Quý III/2022 nhờ sự phục hồi ở Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chỉ số tần suất cao như sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ, PMI cho thấy sự yếu kém trong hoạt động kinh tế toàn cầu trong tương lai. Hầu hết các nền kinh tế phát triển và thị trường mới nổi chịu cú sốc thương mại lớn do khủng hoảng năng lượng, trong khi các điều kiện tiền tệ toàn cầu đang thắt chặt và đồng đô la Mỹ tăng giá mạnh. EU dự báo tăng trưởng GDP thế giới đạt 3,2% năm 2022 và 2,5% năm 2023.
2. Tổng quan biến động thị trường thế giới
Thương mại hàng hóa toàn cầu suy giảm trong nửa cuối năm 2022
Thước đo thương mại hàng hóa của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)[1] cho thấy tăng trưởng thương mại có thể sẽ chậm lại trong những tháng cuối năm 2022 và sang năm 2023. Chỉ số hiện tại là 96,2, thấp hơn giá trị cơ sở (100), phản ánh nhu cầu đối với hàng hóa giao dịch đang hạ nhiệt. Chỉ số thành phần trong Thước đo thương mại hàng hóa đại diện cho đơn hàng xuất khẩu (91,7), vận tải hàng không (93,3) và linh kiện điện tử (91,0) cho thấy sự suy giảm. Theo đó, niềm tin kinh doanh đang giảm dần và nhu cầu nhập khẩu toàn cầu yếu hơn dẫn tới các chỉ số vận chuyển công-ten-nơ (99,3) và nguyên liệu thô (97,6) thấp hơn mức cơ sở. Tuy nhiên, chỉ số sản phẩm ô tô tăng (103,8) do doanh số bán xe mạnh hơn ở Hoa Kỳ và tăng xuất khẩu từ Nhật Bản khi nguồn cung được cải thiện và đồng Yên tiếp tục giảm giá. Theo WTO, thương mại thế giới đã giảm tốc trong nửa cuối năm 2022 và sẽ giảm tốc hơn nữa trong năm 2023 trước một số cú sốc như xung đột ở U-crai-na, giá năng lượng cao, lạm phát và thắt chặt tiền tệ tại các nền kinh tế lớn.
WB[2] cũng đồng quan điểm khi cho rằng thương mại toàn cầu suy thoái trên diện rộng. Sau khi thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu tăng trong Quý II/2022, tăng trưởng thương mại toàn cầu chậm lại trong nửa cuối năm 2022. Chỉ số đơn đặt hàng xuất khẩu mới PMI cho thương mại dịch vụ và chế biến chế tạo giảm sâu hơn trong tháng 10. Dữ liệu ngắn hạn cũng chỉ ra sự điều tiết trong hoạt động đi lại vì các ngành liên quan phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động trong khi chi tiêu cho du lịch giảm do giá năng lượng cao, lạm phát và điều kiện tài chính thắt chặt hơn.
Giá hàng hóa có xu hướng giảm, lạm phát đạt đỉnh
WB nhận định hầu hết giá hàng hóa trong tháng 10/2022 đều giảm, giá năng lượng giảm 8% so với tháng trước, đứng đầu là giá khí đốt tự nhiên. Cụ thể, giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu trong tháng 10/2022 giảm 33% do lưu kho gần đạt công suất tối đa và nhu cầu thấp hơn do thời tiết ấm hơn bình thường và mức tiêu thụ hộ gia đình và công nghiệp giảm. Giá than giảm 10% so với tháng trước khi sản lượng tăng ở một số quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ.
Ngược lại, giá dầu thô Brent dao động từ 93 USD/thùng đến 98 USD/thùng trong nửa đầu tháng 11/2022. Triển vọng đối với giá dầu không chắc chắn, một phần xuất phát từ kế hoạch G7 hạn chế giá trần dầu của Nga, lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Nga vào EU có hiệu lực vào ngày 05/12/2022 và quyết định của OPEC giảm hạn ngạch sản xuất xuống mức tối đa 2 triệu thùng mỗi ngày.
Cũng trong tháng 10, giá kim loại giảm khoảng 2% so với tháng trước, dẫn đầu là thiếc (-8%) và kẽm (-5%).
Chỉ số giá lương thực, thực phẩm (FFPI) của Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc[3] tháng 11/2022 hầu như không thay đổi so với tháng 10/2022. FFPI đạt trung bình 135,7 điểm trong tháng 11/2022 với chỉ số giá ngũ cốc, sữa và thịt giảm so với tháng trước, gần như bù đắp cho mức tăng của dầu thực vật và đường. Giá lúa mì thế giới ghi nhận mức giảm 2,8% trong tháng 11, chủ yếu do Nga gia hạn thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, làm giảm nhu cầu nhập khẩu đối với nguồn cung từ Hoa Kỳ. Giá ngô giảm 1,7% so với tháng 10/2022. Giá gạo quốc tế tăng thêm 2,3% trong tháng 11, phần lớn do tăng giá tiền tệ so với đồng đô la Mỹ của một số nhà cung cấp châu Á và sức mua tốt.
IMF nhận định lạm phát toàn cầu đạt đỉnh trong năm 2022. Dự báo lạm phát chung toàn cầu tăng từ 4,7% năm 2021 lên 8,8% năm 2022 và giảm xuống 6,5% năm 2023. Lạm phát dự kiến giảm vào năm 2023 ở hầu hết các nền kinh tế nhưng rõ rệt nhất ở các nền kinh tế phát triển. Đối với các nền kinh tế phát triển lạm phát dự kiến sẽ tăng từ 3,1% năm 2021 lên 7,2% năm 2022 trước khi giảm xuống 4,4% vào năm 2023. Đối với các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi, lạm phát dự kiến sẽ tăng từ 5,9% năm 2021 lên 9,9% năm 2022, trước khi giảm xuống 8,1% vào năm 2023.
Điều kiện tài chính toàn cầu có xu hướng ổn định
Theo WB, điều kiện tài chính toàn cầu có xu hướng ổn định. Lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 2 năm và 10 năm tăng vào đầu tháng 11/2022 do lãi suất chính sách của Hoa Kỳ tăng thêm 0,75 điểm phần trăm, nhưng sau đó giảm do lạm phát yếu hơn dự kiến. Giá cổ phiếu toàn cầu đồng loạt tăng, đạt mức cao nhất kể từ đầu tháng 9/2022. Đối với các nền kinh tế đang phát triển và các thị trường mới nổi, điều kiện tài chính phần nào ổn định từ cuối tháng 10/2022 đến giữa tháng 11/2022. Đồng đô la Mỹ yếu đi, trong khi chênh lệch lãi suất đi vay trong các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi và phí bảo hiểm hoán đổi rủi ro tín dụng cũng giảm. Việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến Covid-19 khiến chứng khoán Trung Quốc đã tăng mạnh trong tháng 11/2022.
Theo IMF, để ngăn lạm phát tăng cao, các ngân hàng trung ương đã nhanh chóng nâng lãi suất chính sách danh nghĩa. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã tăng lãi suất mục tiêu thêm 3 điểm phần trăm kể từ đầu năm 2022 và đã thông báo về khả năng sẽ tăng thêm. Ngân hàng Trung ương Anh tăng lãi suất chính sách thêm 2 điểm phần trăm kể từ đầu năm 2022. Ngân hàng Trung ương châu Âu đã tăng lãi suất chính sách thêm 1,25 điểm phần trăm trong năm 2022.
Hoa Kỳ ghi nhận mức tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nước này lớn nhất so với tất cả các nền kinh tế trong năm 2021, tăng thêm 506 tỷ USD, tương đương 11,3%. Hoa Kỳ hiện là điểm đến hàng đầu của FDI trên thế giới, Hà Lan chiếm vị trí thứ hai, trong khi Trung Quốc đã tăng lên vị trí thứ ba.
Một số nhân tố rủi ro tác động tới triển vọng kinh tế thế giới
IMF nhận định một số rủi ro chính sau có thể ảnh hướng đến triển vọng tăng trưởng toàn cầu:
Thứ nhất, những sai lầm về chính sách. Chính sách tiền tệ chưa đủ thắt chặt hoặc thắt chặt quá mức. Một mặt, chính sách tiền tệ chưa đủ thắt chặt thì sẽ là nguy cơ khiến lạm phát kéo dài, thúc đẩy quan điểm tăng lãi suất, tạo áp lực chi phí đáng kể đối với hoạt động sản xuất và việc làm. Mặt khác, thắt chặt quá mức có nguy cơ nhấn chìm nhiều nền kinh tế vào suy thoái kéo dài.
Thứ hai, sự khác biệt trong các chính sách kinh tế có thể tiếp tục góp phần làm tăng sức mạnh của đồng đô la Mỹ. Quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ ở Hoa Kỳ và khu vực đồng Euro có thể tiếp tục khác nhau nếu lạm phát kéo dài lâu hơn và việc thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ khó thực hiện ở khu vực đồng Euro. Năm 2022, đồng đô la đã tăng giá hơn 10% so với đồng Nhân dân tệ, khoảng 15% so với đồng Euro, 20% so với đồng bảng Anh và 25% so với đồng Yên. Do việc định giá đồng đô la chiếm ưu thế trong thương mại quốc tế, các biến động về định giá tiền tệ có thể làm gia tăng căng thẳng xuyên biên giới về khả năng cạnh tranh; gây ra lạm phát ở nhiều nền kinh tế và khiến một số quốc gia thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa để ngăn chặn đồng tiền mất giá quá mức, gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng.
Thứ ba, các tác nhân gây lạm phát tồn tại lâu hơn. Lạm phát dự kiến sẽ hạ nhiệt vào năm 2023, tuy nhiên tốc độ giảm lạm phát ở các nền kinh tế phát triển nhanh hơn so với ở các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi. Trong khi đó, một số yếu tố có thể khiến việc kiểm soát lạm phát trở nên khó khăn hơn như những cú sốc về giá năng lượng và lương thực, xung đột ở U-crai-na và khả năng bùng phát các cuộc xung đột địa chính trị khác.
Thứ tư, tình trạng nợ lan rộng ở các quốc gia đang phát triển và thị trường mới nổi dễ bị tổn thương. Xung đột ở U-crai-na đã làm gia tăng chênh lệch nợ công đối với một số nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi trong bối cảnh nợ kỷ lục do đại dịch gây ra. Nếu lạm phát vẫn ở mức cao, việc thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa ở các nền kinh tế phát triển có thể gây thêm áp lực lên chi phí đi vay đối với các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi.
Thứ năm, sự bùng phát trở lại của những quan ngại về y tế toàn cầu. Mặc dù các biến thể vi-rút corona mới nhất ít gây tử vong hơn những biến thể trước đó nhưng chúng cũng rất dễ lây lan. Sự phát triển của các biến thể vi-rút corona mạnh hơn và nguy cơ tử vong vẫn tiềm ẩn rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu. Những khu vực có mức độ phơi nhiễm với các biến thể mới cao nhất và những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp như châu Phi có nguy cơ chịu hậu quả nặng nề hơn trong các đợt tái bùng phát đại dịch.
Thứ sáu, khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc ngày càng trầm trọng. Những rủi ro tiêu cực đối với phục hồi tăng trưởng của Trung Quốc là do sụt giảm đáng kể trong lĩnh vực bất động sản, vốn là động lực tăng trưởng của nền kinh tế nước này.
Thứ bảy, sự phân mảnh của nền kinh tế thế giới cản trở hợp tác quốc tế. Xung đột ở U-crai-na đã làm rạn nứt quan hệ giữa Nga và nhiều quốc gia khác. Những căng thẳng địa chính trị mới như ở Đông Á và nhiều nơi khác có nguy cơ xảy ra thường xuyên hơn. Những căng thẳng này sẽ làm gián đoạn thương mại và xói mòn các trụ cột của khuôn khổ hợp tác đa phương.
II. TĂNG TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ NỀN KINH TẾ
Theo IMF, tăng trưởng GDP của nền kinh tế Hoa Kỳ năm 2022 dự báo đạt 1,6%, giảm 0,7 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 7/2022. Giảm dự báo tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ năm 2022 là do GDP sụt giảm ngoài dự kiến trong Quý II/2022. Thu nhập thực tế giảm tiếp tục ảnh hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời lãi suất cao hơn cũng tác động lớn đến chi tiêu, đặc biệt là chi cho đầu tư nhà ở. IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ năm 2023 ở mức 1,0% so với thời điểm tháng 7/2022.
ADB nhận định tăng trưởng GDP của nền kinh tế Hoa Kỳ năm 2022 dự báo đạt 1,7%, điều chỉnh tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 9/2022, sau đó sẽ giảm mạnh xuống còn 0,4% năm 2023, điều chỉnh giảm 0,6 điểm phần trăm so với thời điểm tháng 9/2022. Dữ liệu mới nhất cho thấy triển vọng đầu tư và tiêu dùng của Hoa Kỳ yếu đi do điều kiện tài chính thắt chặt hơn. Niềm tin người tiêu dùng đã giảm từ 98,9 điểm trong tháng 10 xuống 96,9 điểm trong tháng 11 cho thấy tăng trưởng tiêu dùng giảm. Tuy nhiên, thu nhập tiếp tục tăng khi thị trường lao động vẫn mạnh mẽ. Tỷ lệ thất nghiệp dao động ở mức 3,5% – 3,7% kể từ tháng 3/2022. Lạm phát của Hoa Kỳ tăng trong năm 2022, ở mức 8,0% chủ yếu do các yếu tố tác động như giá lương thực, năng lượng tăng cao, giá dịch vụ tiếp tục tăng mạnh. Để kiềm chế lạm phát, Fed tiếp tục tăng lãi suất lên 0,75 điểm phần trăm trong tháng 11, đưa lãi suất chính sách về khoảng 3,75% – 4,00%.
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế tháng 11/2022 của Tổ chức OECD, tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ dự báo đạt 1,8% năm 2022, điều chỉnh tăng 0,3 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra trong tháng 9/2022. OECD dự báo tăng trưởng kinh tế Hòa Kỳ năm 2023 đạt 0,5%.
Hình 2. Dự báo tăng trưởng của Hoa Kỳ năm 2022 và 2023
Nguồn: ADB, IMF, OECD, Fitch Ratings
Nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng trở lại trong nửa cuối năm 2022 như kỳ vọng, theo đó FR dự báo tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ năm 2022 đạt 1,9%, điều chỉnh tăng 0,2 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra trong tháng 9/2022. Tuy nhiên, FR dự báo tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ năm 2023 chỉ đạt 0,2%, điều chỉnh giảm 0,3 điểm phần trăm so với dự báo trước đó do tác động của suy thoái kinh tế có thể sẽ diễn ra vào giữa năm 2023.
Theo Trading Economics, chỉ số PMI trong tháng 12/2022 của Hoa Kỳ đạt 44,6 điểm, thấp hơn so với mức 46,4 điểm của tháng 11/2022. Chỉ số này phản ánh mức giảm nhanh nhất của hoạt động kinh doanh trong hơn hai năm qua. Doanh nghiệp mới giảm với tốc độ nhanh hơn trong tháng 12 trong khi các đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm tháng thứ bảy liên tiếp. Niềm tin kinh doanh giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm qua do chi phí đi vay cao hơn, lạm phát và suy thoái kinh tế trên diện rộng đã làm giảm sự lạc quan.
Trading Economics[4] dự báo tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ Quý IV/2022 tăng 1,2% so với quý trước và tăng 0,9% so với Quý IV/2021.
Theo ADB, nền kinh tế khu vực đồng Euro đã phục hồi một cách bất ngờ trong Quý III/2022 do nhu cầu trong nước tăng mạnh nhưng đã giảm trong Quý IV do sản xuất và dịch vụ yếu đi. Dự báo tăng trưởng GDP của khu vực đồng Euro đạt 3,0% năm 2022, điều chỉnh tăng 0,5 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 9/2022, sau đó giảm xuống chỉ còn 0,1% năm 2023, điều chỉnh giảm 0,6 điểm phần trăm so với thời điểm trước đó. Điều chỉnh tăng cho năm 2022 phản ánh sự phát triển mạnh mẽ trong Quý III. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế khu vực đồng Euro trong những tháng cuối năm 2022 và năm 2023 dự báo gặp phải những thách thức do lạm phát cao, chính sách tiền tệ thắt chặt và kinh tế toàn cầu suy yếu hơn. Dự báo lạm phát khu vực đồng Euro đạt 8,3% năm 2022 và 4,5% năm 2023. Điều này phản ánh áp lực tăng giá ngày càng lớn do tác động của giá năng lượng và thực phẩm tăng vọt. Ngân hàng Trung ương châu Âu đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm trong tháng 10, báo hiệu chu kỳ thắt chặt tiền tệ bắt đầu. Thiếu hụt nguồn cung năng lượng và chính sách tiền tệ thắt chặt hơn có thể làm trầm trọng thêm các điều kiện tài chính và vấn đề bền vững nợ.
FR nhận định nền kinh tế châu Âu đã kiên cường hơn dự kiến. GDP trong Quý III/2022 tăng 0,2% so với quý trước nhờ mở cửa trở lại lĩnh vực dịch vụ, bao gồm cả phục hồi tiêu dùng và du lịch quốc tế, cũng như khủng hoảng khí đốt tự nhiên được khắc phục với tiến độ tốt hơn mong đợi nhờ làm tốt dự trữ, giảm rủi ro ngắn hạn về phân phối năng lượng và giảm giá bán buôn khí đốt. FR dự báo tăng trưởng GDP khu vực đồng Euro đạt 3,3% năm 2022, điều chỉnh tăng 0,4 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 9/2022 và dự báo đạt 0,2% năm 2023.
OECD điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của khu vực đồng Euro tăng 0,2 điểm phần trăm, từ mức 3,1% dự báo trong tháng 9/2022 lên mức 3,3% năm 2022 trước khi giảm xuống còn 0,5% năm 2023.
IMF dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực đồng Euro năm 2022 đạt 3,1%, điều chỉnh tăng 0,5 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 7/2022 nhờ kết quả kinh doanh Quý II/2022 tăng trưởng mạnh hơn dự kiến ở hầu hết các nền kinh tế trong khu vực đồng Euro. Tăng trưởng kinh tế năm 2023 của khu vực này dự báo đạt 0,5%, điều chỉnh giảm 0,7 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 7/2022. Tăng trưởng kinh tế khu vực đồng Euro yếu đi trong năm 2023 phản ánh tác động lan tỏa từ xung đột ở U-crai-na, trong đó giảm mạnh ở các nền kinh tế tiếp xúc nhiều nhất với việc cắt giảm nguồn cung khí đốt của Nga, điều kiện tài chính chặt chẽ hơn cùng với việc Ngân hàng Trung ương châu Âu đã kết thúc mua tài sản ròng và nhanh chóng tăng lãi suất chính sách thêm 0,5 điểm phần trăm vào tháng 7 năm 2022 và 0,75 điểm phần trăm vào tháng 9 năm 2022.
Chỉ số PMI tổng hợp trong tháng 12/2022 của khu vực đồng Euro đã tăng lên 48,8 điểm từ mức 47,8 điểm trong tháng 11/2022, vượt qua mức dự báo sơ bộ 48 điểm.
Theo Trading Economics,[5] GDP Quý IV/2022 của khu vực đồng Euro dự báo giảm 0,4% so với Quý III/2022 và tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước.
Hình 3. Dự báo tăng trưởng của khu vực đồng Euro năm 2022 và 2023
Theo ADB, nền kinh tế Nhật Bản đã phục hồi trong Quý III/2022 bất chấp suy thoái toàn cầu. Kinh tế Nhật Bản dự báo tăng trưởng 1,4%. Xuất khẩu ròng từ Nhật Bản được dự báo sẽ phục hồi vào cuối năm 2023 khi đồng Yên yếu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và du lịch trong nước. Ngoài ra, tiết kiệm cao, tăng trưởng tiền lương vừa phải và tiêu dùng hộ gia đình cũng giúp giữ vững đà tăng trưởng mặc dù lạm phát gia tăng. Mặc dù vậy, ADB vẫn hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Nhật Bản xuống còn 1,3%, giảm 0,3 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 9/2022 vì giá đầu vào cao hơn sẽ giảm tác động của các chương trình chi tiêu hiện tại của chính phủ đi cùng với việc lãi suất dài hạn tăng sẽ làm giảm hình thành vốn cố định và đầu tư nhà ở.
FR dự báo tăng trưởng GDP của Nhật Bản năm 2022 đạt 1,4% và giảm xuống còn 1,1% năm 2023. IMF nhận định tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đạt 1,7% trong năm 2022 và 1,6% năm 2023.
OECD giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Nhật Bản năm 2022 ở mức 1,6% so với thời điểm tháng 9/2022 và điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 lên 0,4 điểm phần trăm, đạt 1,8%.
Chỉ số PMI tổng hợp tháng 12/2022 của Nhật Bản tăng lên 50,0 điểm, cao hơn 1,1 điểm so với mức 48,9 điểm trong tháng 11/2022. Đây là tháng chứng kiến sự chênh lệch lớn giữa ngành chế biến chế tạo và dịch vụ. Các nhà cung cấp dịch vụ được cho là tiếp tục hưởng lợi từ sự gia tăng hoạt động du lịch kể từ khi triển khai Chương trình giảm giá du lịch quốc gia vào tháng 10 trong khi các công ty thuộc lĩnh vực chế biến chế tạo tiếp tục gặp khó khăn khi đối mặt với điều kiện nhu cầu yếu đi và áp lực lạm phát ngày càng nghiêm trọng.
Theo Trading Economics[6], GDP Quý IV/2022 của nền kinh tế Nhật Bản dự báo tăng 0,1% so với quý trước và tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước.
Hình 4. Dự báo tăng trưởng của Nhật Bản năm 2022 và 2023
IMF hạ dự báo tăng trưởng GDP của nền kinh tế Trung Quốc xuống 3,2% năm 2022, điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 7/2022. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất của nền kinh tế Trung Quốc trong hơn bốn thập kỷ qua, không tính cuộc khủng hoảng Covid-19 đầu tiên vào năm 2020. Hạ tăng trưởng GDP phản ánh tác động của các biện pháp phong tỏa ở nhiều địa phương nhằm theo đuổi chính sách không Covid của Chính phủ Trung Quốc cũng như hậu quả của khủng hoảng thị trường bất động sản ngày càng tồi tệ đã kìm hãm hoạt động kinh tế ở Trung Quốc. IMF dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Trung Quốc đạt 4,4%, điều chỉnh giảm 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 7/2022.
Theo ADB, tăng trưởng GDP của nền kinh tế Trung Quốc tăng 3,0% trong 3 quý đầu năm 2022 nhờ sự thúc đẩy mạnh mẽ của đầu tư cơ sở hạ tầng và thương mại bên ngoài trong khi căng thẳng thị trường bất động sản tiếp tục làm suy giảm tăng trưởng. Xuất hiện các ca mắc mới Covid-19 trong tháng 11 đã khiến Chính phủ Trung Quốc kích hoạt áp dụng các biện pháp hạn chế mới, một lần nữa kéo lùi sự phục hồi của nhu cầu hộ gia đình và dịch vụ. Bên cạnh đó, bất động sản vẫn tiếp tục đè nặng lên phục hồi kinh tế do thị trường chưa ổn định và các biện pháp hỗ trợ gần đây cần thời gian để phát huy hiệu quả. Theo đó, ADB điều chỉnh giảm 0,3 điểm phần trăm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc so với dự báo trong Báo cáo cập nhật hồi tháng 9/2022, xuống còn 3,0% năm 2022 và điều chỉnh giảm 0,2 điểm phần trăm cho dự báo tăng trưởng GDP năm 2023, đạt 4,3% do tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế lớn chậm lại.
FR giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2022 của nền kinh tế Trung Quốc ở mức 2,8% nhưng đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng năm 2023 xuống 4,1% từ mức 4,5% trong dự báo tháng 9/2022.
OECD điều chỉnh tăng nhẹ 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 9/2022 cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc lên mức 3,3% năm 2022 và dự báo đạt 4,6% năm 2023, điều chỉnh giảm nhẹ 0,1 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra trước đó.
Chỉ số PMI tổng hợp của nền kinh tế Trung Quốc trong tháng 11/2022 đạt 47,0 điểm, giảm 1,5 điểm so với 48,5 điểm trong tháng 10/2022. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 5/2022 khi nền kinh tế Trung Quốc đang ứng phó với làn sóng Covid-19 thứ ba. Sự sụt giảm diễn ra trên diện rộng với hoạt động của nhà máy giảm tháng thứ tư liên tiếp và lĩnh vực dịch vụ giảm mạnh nhất trong sáu tháng qua. Các đơn đặt hàng mới giảm với tốc độ mạnh, nguyên nhân là do doanh số bán hàng trong lĩnh vực dịch vụ giảm mạnh. Trong khi đó, sau khi tăng nhẹ vào tháng 10, việc làm đã giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 2 năm 2020.
Theo Trading Economics[7], GDP Quý IV/2022 của nền kinh tế Trung Quốc tăng 0,8% so với quý trước và tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Hình 5. Dự báo tăng trưởng của Trung Quốc năm 2022 và 2023
Tăng trưởng khu vực Đông Nam Á được ADB[8] điều chỉnh tăng từ mức 5,1% trong báo cáo tháng 9/2022 lên 5,5% dựa trên sự phục hồi mạnh mẽ của tiêu dùng và du lịch tại Ma-lai-xi-a, Phi-li-pin, Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này khó có thể được duy trì trong năm 2023 khi nhu cầu toàn cầu suy yếu. Niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi lạm phát cao và lãi suất tăng, trong khi chi tiêu chính phủ có thể bị cắt giảm do hạn chế tài chính công.
Nhiều ngân hàng trung ương Đông Nam Á đã tăng lãi suất chính sách để đối phó với việc tăng lãi suất toàn cầu, dòng vốn chảy ra ngoài, đồng tiền mất giá và lạm phát gia tăng cùng với giá lương thực và năng lượng toàn cầu cao hơn. Dự báo lạm phát của Đông Nam Á năm 2022 được điều chỉnh giảm nhẹ do dự báo lạm phát thấp hơn tại In-đô-nê-xi-a và Việt Nam, bù đắp phần nào cho dự báo lạm phát cao hơn tại Ma-lai-xi-a, Phi-li-pin và Xin-ga-po.
Biến động kinh tế toàn cầu đã không làm giảm tăng trưởng của In-đô-nê-xi-a. GDP của quốc gia này tăng 5,7% trong Quý III/2022, giúp tốc độ tăng trưởng cả năm 2022 đạt 5,4%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng In-đô-nê-xi-a chậm lại còn 4,8% vào năm 2023. Tiêu dùng cá nhân đã tiếp tục tăng trưởng trên mức trước đại dịch và đầu tư đã tăng lên, bù đắp cho sự sụt giảm trong chi tiêu công. Xuất khẩu tăng do nhu cầu đối với hàng hóa thiết yếu tăng mạnh. Xuất khẩu dịch vụ cũng tăng nhanh khi lượng khách du lịch phục hồi. Trong năm 2023, tăng trưởng sẽ chậm lại do giảm xuất khẩu hàng hóa trong bối cảnh các nền kinh tế phát triển giảm tăng trưởng, tiêu dùng tư nhân tăng chậm và thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ.
Ma-lai-xi-a ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2022, đặc biệt tăng trưởng Quý III/2022 đạt mức hai con số là 14,2%. Tăng nhu cầu trong nước đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng khi nền kinh tế tiếp tục bình thường hóa. Các điều kiện thị trường lao động tốt lên đã hỗ trợ cải thiện tỷ lệ thất nghiệp từ 4,3% vào cuối năm 2021 xuống còn 3,7% vào Quý III/2022. Ngoài ra, các biện pháp chính sách như tăng lương tối thiểu và chương trình hỗ trợ tiền mặt đã kích thích tiêu dùng hộ gia đình. Việc nới lỏng các hạn chế về di chuyển và mở cửa lại biên giới vào tháng 4/2022 đã thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng và giải trí, qua đó tiếp thêm sinh lực cho lĩnh vực dịch vụ. Dự báo tăng trưởng năm 2022 của Ma-lai-xi-a đạt 7,3%, và giảm xuống 4,3% trong năm 2023 do ảnh hưởng của điều kiện toàn cầu.
Dự báo tăng trưởng năm 2022 của Phi-li-pin đạt 7,4% nhờ tiêu dùng và đầu tư tư nhân mạnh mẽ cũng như chi tiêu cơ sở hạ tầng công tăng. Việc làm tăng, du lịch phục hồi, sản xuất, bán lẻ, và đầu tư công mở rộng sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng. Dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của quốc gia này đạt 6,0%.
Nền kinh tế Xin-ga-po tăng trưởng 4,1% trong Quý III/2022 nhờ tăng trưởng của các ngành dịch vụ và xây dựng. Lĩnh vực xây dựng đã tăng tốc khi các hạn chế biên giới được nới lỏng đã tạo điều kiện thuận lợi cho dòng lao động nhập cư. Ngược lại, sản xuất chậm lại do giá trị sản xuất điện tử và hóa chất giảm. Chỉ số PMI sản xuất tháng 10/2022 báo hiệu sự thu hẹp và niềm tin kinh doanh tương đối tiêu cực. Lạm phát toàn cầu tăng cao và các điều kiện tài chính thắt chặt sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu đối với các dịch vụ tài chính và làm suy yếu triển vọng tăng trưởng trong lĩnh vực tài chính. Tốc độ chi tiêu của người tiêu dùng có thể sẽ giảm xuống khi lạm phát cao và môi trường kinh tế không chắc chắn làm giảm tâm lý người tiêu dùng. Dự báo tăng trưởng GDP của Xin-ga-po đạt 3,3% trong năm 2022 và 2,3% trong năm 2023.
Kinh tế Thái Lan tăng tốc trong Quý III/2022 chủ yếu nhờ xuất khẩu dịch vụ tăng mạnh với sự quay trở lại của khách du lịch quốc tế. Tiêu dùng tư nhân và đầu tư tư nhân cũng được mở rộng. Xuất khẩu hàng hóa được hỗ trợ bởi nhu cầu mạnh mẽ đối với hầu hết các sản phẩm xuất khẩu chính: mạch tích hợp, điều hòa không khí, xe bán tải và các loại xe tải khác, phụ tùng thiết bị điện, máy móc, đường và thịt gà. Dự báo GDP năm 2022 của Thái Lan đạt 3,2% và 4,0% cho năm 2023.
Theo Trading Economics, dự báo tăng trưởng Quý IV/2022 so với cùng kỳ năm trước của In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-li-pin, Thái Lan, Xin-ga-po lần lượt đạt 5,2%, 5,8%, 7,6%, 3,4%, 3,1%. Tăng trưởng Quý IV/2022 so với quý trước của các quốc gia trên lần lượt là 1,6%, 2,3%, 1,8%, 1,0% và 0,5%.
Hình 6. Dự báo tăng trưởng năm 2022 của một số quốc gia ASEAN
Dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB)
Trong Báo cáo Cập nhật kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương tháng 10/2022, WB nhận định tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 đạt mức 7,2% và giảm xuống 6,7% trong năm 2023.
Trong Cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 12/2022, WB cho rằng cả hai động lực tăng trưởng là xuất khẩu và nhu cầu trong nước đều đang chững lại. Xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng do nhu cầu bên ngoài yếu đi. Tiêu dùng hậu Covid dường như cũng phục hồi chậm lại. Bên cạnh đó, điều kiện huy động tài chính bị thắt chặt hơn và lạm phát gia tăng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu trong nước trong thời gian tới.
Do nhu cầu bên ngoài yếu hơn, tăng trưởng sản xuất công nghiệp giảm còn 5,3% trong tháng 11 (so cùng kỳ năm trước), thấp nhất kể từ tháng 02/2022. Chỉ số PMI trong lĩnh vực chế biến chế tạo lần đầu tiên bị trượt về vùng suy giảm (thấp hơn mốc 50 điểm) kể từ tháng 10 năm 2021. Doanh số bán lẻ vẫn ở mức cao nhưng tốc độ tăng đang giảm dần (17,5% trong tháng 10/2022 so với 20,7% của cùng kỳ năm trước).
Xuất khẩu hàng hóa – lần đầu tiên kể từ tháng 10/2021 giảm 8,4% (so cùng kỳ) do nhu cầu bên ngoài yếu đi và do tác động xuất phát điểm thấp tính từ đợt phục hồi QIV/2021. Mặc dù số đăng ký vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm (-1,9% so cùng kỳ), nhưng số vốn FDI giải ngân vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng vững vàng (+14,4% so cùng kỳ).
Lạm phát lên đến 4,4% trong tháng 11 (so cùng kỳ) và đạt 4,3% so với tháng trước, trong đó giá lương thực thực phẩm và giá nhà ở là hai yếu tố đóng góp chính. Lạm phát cơ bản tăng từ 4,5% trong tháng 10 (so cùng kỳ) lên 4,8% trong tháng 11/2022 (so cùng kỳ).
Đồng tiền của Việt Nam tăng giá nhẹ trong tháng 11/2022 mặc dù mức tăng giá của tiền đồng vẫn thuộc dạng thấp nhất so với các đồng tiền lớn và đồng tiền của các quốc gia láng giềng.
Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ là điều kiện quan trọng để duy trì ổn định giá cả trong bối cảnh lạm phát cơ bản trong nước gia tăng. Chiến lược chi tiêu thận trọng hơn và tập trung vào ưu tiên hơn nhằm đảm bảo đầu tư cho vốn con người, hạ tầng xanh và thích ứng khí hậu sẽ giúp nâng cao khả năng chống chịu và tiềm năng của nền kinh tế.
Dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
IMF dự báo tăng trưởng của nhóm 5 nền kinh tế trong ASEAN gồm In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam, Phi-li-pin và Ma-lai-xi-a (ASEAN-5) đạt 5,3% trong năm 2022. Tăng trưởng của nhóm dự kiến chậm lại còn 4,9% vào năm 2023 do nhu cầu yếu hơn ở các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc, khu vực đồng Euro và Hoa Kỳ.
Theo IMF, Việt Nam đứng đầu ASEAN-5 với tăng trưởng dự báo đạt 7% trong năm 2022, nhưng sẽ giảm xuống còn 6,2% trong năm 2023.
Dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)
Hoạt động mạnh mẽ trong các lĩnh vực đã giúp Việt Nam tăng trưởng 8,8% trong 3 quý đầu năm 2022. Hoạt động kinh tế phục hồi sau khi dỡ bỏ các hạn chế về Covid-19 và đạt được tỷ lệ bao phủ vắc xin trên toàn quốc. Lượng khách du lịch quốc tế đạt 2,4 triệu lượt trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 10/2022. Với những diễn biến này, dự báo tăng trưởng năm 2022 của Việt Nam đạt 7,5%. Trong khi thương mại tiếp tục mở rộng, các dấu hiệu cho thấy nhu cầu toàn cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam đang suy yếu. Chỉ số PMI ngành chế biến chế tạo đã giảm từ 50,6 trong tháng 10 xuống 47,4 trong tháng 11 và việc làm đã giảm lần đầu tiên sau 8 tháng. Dự báo tăng trưởng năm 2023 của Việt Nam chỉ đạt 6,3% do các đối tác thương mại lớn suy yếu.
Trading economic dự báo tăng trưởng Quý IV/2022 so với cùng kỳ năm trước của Việt Nam đạt 8%.
Hình 7. Dự báo tăng trưởng Việt Nam của một số tổ chức quốc tế
Trading economic dự báo tăng trưởng Quý IV/2022 so với cùng kỳ năm trước của Việt Nam đạt 8%.
[1] Thước đo thương mại hàng hóa, ngày 28/11/2022.
[2] Báo cáo toàn cầu hàng tháng, tháng 11/2022.
[3] Nguồn: https://www.fao.org/worldfoodsituation/foodpricesindex/en/ cập nhật ngày 22/12/2022.
[4] Nguồn: https://tradingeconomics.com/united-states/forecast cập nhật ngày 22/12/2022.
[5] Nguồn: https://tradingeconomics.com/euro-area/forecast cập nhật ngày 22/12/2022.
[6] Nguồn: https://tradingeconomics.com/japan/forecast cập nhật ngày 22/12/2022.
[7] Nguồn: https://tradingeconomics.com/china/forecast cập nhật ngày 22/12/2022.
[8] Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á bổ sung, tháng 12/2022.