Nghe Nói Là Em Thích Tôi

Nghe Nói Là Em Thích Tôi

Anh lần đó ta gặp nhau có nhớ không anh? Chàng đã cho em biết bao nhớ mong về chàng Em yêu rồi chàng có biết không... lâu không gặp lòng thấy nhớ mong Chàng biết hay chăng em đây thật lòng muốn nói.... Anh đã bao giờ anh thấy nhớ 1 ai Người đó đã cho em biết bao nhiêu đợi chờ Chờ đến 1 ngày được cùng sánh đôi, trên con đường ngày đó gặp nhau Và mãi có nhau đi trên con đường mai sau Này anh yêu hỡi có biết trái tim em đang mong đang trông ngóng anh Lòng yêu anh nhưng biết cách nào thấy anh? Tìm anh nơi đâu..? muốn nói tiếng yêu anh để con tim thôi buồn bã Có biết không chàng? (Hả)... Biết hay không chàng? (gì....) Em thật lòng muốn nói Rằng em yêu anh!!! Vì em yêu anh!!! Thật lòng con tim em vẫn mong anh là của em đi Em yêu mình anh (nhé) Chỉ thương mình anh (nhé) Chàng hãy tin em chàng ơi Rằng em yêu anh Vì em yêu anh Thật lòng em mong sao sẽ có 1 ngày đến bên em Nói anh cũng nhớ em Và mãi có nhau

Anh lần đó ta gặp nhau có nhớ không anh? Chàng đã cho em biết bao nhớ mong về chàng Em yêu rồi chàng có biết không... lâu không gặp lòng thấy nhớ mong Chàng biết hay chăng em đây thật lòng muốn nói.... Anh đã bao giờ anh thấy nhớ 1 ai Người đó đã cho em biết bao nhiêu đợi chờ Chờ đến 1 ngày được cùng sánh đôi, trên con đường ngày đó gặp nhau Và mãi có nhau đi trên con đường mai sau Này anh yêu hỡi có biết trái tim em đang mong đang trông ngóng anh Lòng yêu anh nhưng biết cách nào thấy anh? Tìm anh nơi đâu..? muốn nói tiếng yêu anh để con tim thôi buồn bã Có biết không chàng? (Hả)... Biết hay không chàng? (gì....) Em thật lòng muốn nói Rằng em yêu anh!!! Vì em yêu anh!!! Thật lòng con tim em vẫn mong anh là của em đi Em yêu mình anh (nhé) Chỉ thương mình anh (nhé) Chàng hãy tin em chàng ơi Rằng em yêu anh Vì em yêu anh Thật lòng em mong sao sẽ có 1 ngày đến bên em Nói anh cũng nhớ em Và mãi có nhau

Receptive Skills và Productive Skills.

Receptive skills là những gì em tiếp nhận được từ bên ngoài, thông qua Nghe và Đọc.

Productive skills là những gì em “sản xuất” được và phản ánh ra ngoài thông qua Nói và Viết.

Cách truyền thống mà em học tiếng Anh từ thời phổ thông, đa phần, đều tập trung vào receptive skills. Em học bằng cách đọc nghe tài liệu tiếng Anh và cố gắng hiểu nội dung nó. Điều này giúp em gia tăng vốn từ vựng, và kỹ năng nghe đọc. Đó là lý do em có thể xem Youtube, xem phim và đọc sách dễ dàng.

Thế nhưng tiếng Anh còn cần có productive skills: đòi hỏi em phải truy xuất ra những kiến thức đã học để phục vụ giao tiếp, trao đổi thông tin. Điều này hoàn toàn thiếu hụt trong suốt 10 năm học tiếng Anh của em. Dẫn đến hạn chế khả năng nói và viết.

Nhớ lại xem, có bao giờ em thử đặt câu tiếng Anh để diễn đạt điều em muốn nói chưa? Hầu như rất hiếm hoi phải không. Thiếu hụt sự luyện tập này dẫn đến sự lệch pha trong level giữa 2 nhóm ấy.

Em cần thay đổi và phân bố thời lượng học hợp lý hơn.

Chia sẻ với em một cách tiếp cận mới mà thầy và Simple English đang áp dụng cho học viên, giúp giải quyết được vấn đề trên.

Thay vì từ tiếng Anh sang tiếng Việt, học viên sẽ được đặt câu từ tiếng Việt sang tiếng Anh.

Khác biệt tưởng chừng nhỏ này nhưng lại vô cùng hiệu quả để giúp học viên có thể hiểu chắc các điểm ngữ pháp, cách dùng các loại danh từ, động từ, tính từ.

Khi học theo chiều Anh-Việt, em đọc/nghe tài liệu tiếng Anh. Rõ ràng em có thể hiểu hết. Thế nhưng em lại không nắm được cách dùng, hoặc đặt câu tương tự.

Ví dụ, thời phổ thông các tiết Anh văn chủ yếu là học công thức ngữ pháp. Học dấu hiệu nhận biết rồi làm bài tập, thi trắc nghiệm.

Em không cần vận dụng toàn bộ kiến thức của mình, mà chỉ cần biết “Ờ câu này có từ “now” thì dùng hiện tại tiếp diễn, Verb thêm “ing”; chỗ này có “yesterday” thì chia quá khứ, thêm V2/ed là đúng…”.

Điền vào chỗ trống hoặc làm trắc nghiệm em chỉ cần biết 1-2 chỗ là làm được. Còn khi nói hoặc viết, rõ ràng yêu cầu em nhiều hơn thế.

Tương phản với nó, khi học theo chiều Việt-Anh, não em sẽ phải chạy liên tục để có thể “sản xuất” ra một câu tiếng Anh hoàn chỉnh.

Em thử đặt câu tiếng Anh với câu này xem: Mặt trời mọc ở hướng đông.

Trong đầu em sẽ nghĩ: Mặt trời là sun, mọc là rise, hướng đông là east. Ghép lại “Sun rise at the east”. Hình như chưa đúng, viết ra mới thấy còn thiếu. Vì mặt trời là danh từ xác định, cần phải thêm “the” → “the sun”. Tiếp động từ số ít nhưng thiếu s → “rises”. Nhưng mà “at the east” hay “in the east” mới đúng ta?

Nó chỉ là một câu ngắn đơn giản và dùng thì hiện tại đơn mà em đã học hơn 10 năm nay. Nhưng sẽ luôn gây bối rối cho những bạn level A1-A2 hoặc ít luyện tập productive skills.

Em thấy đó, tuy kiến thức không có gì mới, thế nhưng cách học truyền thống theo chiều Anh-Việt lại không giúp em có cơ hội để “tốn não”, vận dụng tập nói, tập viết.

Thành ra em không biết được là mình còn thiếu sót chỗ nào, chưa hiểu rõ chỗ nào, hoặc có hiểu rồi thì tốc độ truy xuất ra khi nói hoặc viết còn rất chậm, do thiếu cơ hội thực hành.

Đến với RESTA, em sẽ được tiếp cận theo hướng hoàn toàn mới. Em được “xài não” để vận dụng các kiến thức đã học. Em được tập phản xạ liên tục để tăng tốc độ “sản xuất”. Và quan trọng hơn là em có thể thực sự nói và viết bằng tiếng Anh để diễn đạy ý tứ. (chứ không phải mỗi lần muốn nói câu gì đều lên nhờ google dịch).

Lợi ích khác của RESTA là về cảm xúc giúp em sẽ bớt ngại ngùng mỗi khi nói tiếng Anh.

Nhờ được thực hành speaking với bạn bè và giáo viên trên lớp trong mỗi buổi học, tiếng Anh dần dần trở nên tự nhiên, dễ dàng hơn bao giờ hết ^^

Một buổi học RESTA ở Simple English sẽ có dạng như vầy: [link]

Trên đây là vài phân tích của thầy về vấn đề thiếu hụt luyện tập các productive skills.

Hy vọng bài viết của thầy có thể giúp em học tiếng Anh hiệu quả hơn, để có thể sử dụng tiếng Anh trong thực tế nhé.

Trường THPT Mỹ Đình được thành lập theo Quyết định số 2295/QĐ-UBND ngày 25/05/2021 của UBND Thành phố Hà Nội. Đây là cơ sở giáo dục phổ thông công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Năm học 2021 – 2022, Trường bắt đầu đi vào hoạt động với chỉ tiêu tuyển sinh 10 lớp – 400 học sinh; với đội ngũ giáo viên được tuyển chọn và điều động từ các trường THPT trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; với điều kiện cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ và hiện đại.

Trường THPT Mỹ Đình được xây dựng trên lô đất có diện tích 9.723 m­­­2, phía Đông giáp đường quy hoạch, phía Tây giáp đường Mỹ Đình, phía Bắc giáp UBND phường Mỹ Đình 2, phía Nam giáp phố Thiên Hiền.

Trường gồm 05 khối nhà: 02 khối nhà lớp học 2A, 2B; 01 khối nhà hiệu bộ; 01 khối nhà thư viện, thí nghiệm, phòng học bộ môn; 01 khối nhà đa năng (câu lạc bộ - căng tin – thể chất). Các khối nhà được kết nối với nhau bằng hành lang cầu. Ngoài ra, Trường còn có 01 tầng hầm (tầng hầm cao 3,l m, với diện tích sàn xây dựng khoảng 2.055m2). Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 14.320 m2.

Các hạng mục phụ trợ như nhà trạm bơm và bể nước ngầm; sân đường nội bộ; hệ thống cấp thoát nước; hệ thống chiếu sáng; hệ thống PCCC; trạm biến áp… được bố trí, lắp đặt đồng bộ.

Các phòng học và phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, thư viện được thiết kế tiêu chuẩn với đầy đủ trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập.

Đội ngũ giáo viên được tuyển chọn và điều động từ các trường THPT trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội với 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, đang ở độ chín về tuổi nghề, tràn đầy nhiệt huyết và khát vọng đổi mới, sáng tạo, cống hiến.

Tầm nhìn: Xây dựng Trường THPT Mỹ Đình trở thành địa chỉ giáo dục uy tín, hướng tới mô hình trường chất lượng cao của quận Nam Từ Liêm nói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung.

Sứ mệnh: Tạo dựng được môi trường giáo dục nhân văn và sáng tạo, trí tuệ và yêu thương, kỉ cương và trách nhiệm, hợp tác và chia sẻ, để mỗi giáo viên có điều kiện dưỡng tâm trong, rèn trí sáng, nuôi khát vọng cống hiến, tất cả cho học sinh và vì học sinh; để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tối đa năng lực của bản thân và thắp lên khát vọng tương lai, có điều kiện rèn đức luyện tài, biết sống nhân ái và trách nhiệm, biết đến hiện đại từ truyền thống, biết thích ứng và chủ động hội nhập quốc tế bằng tình yêu và niềm tự hào về đất nước mình.

4. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC & HỌC PHÍ

- Trường THPT Mỹ Đình tổ chức cho học sinh học theo  chương trình Giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Riêng môn Tin học tích hợp giữa chương trình của Bộ GD&ĐT với chương trình Tin học văn phòng MOS và chương trình Tin Nghề phổ thông, nhằm mục tiêu học sinh ra trường có ít nhất 02 chứng chỉ Tin học văn phòng Quốc tế.

Mức thu học phí thực hiện theo Nghị quyết 05/2020/NQ-HĐND ngày 07/07/2020 của HĐND Thành phố Hà Nội: 217.000 đồng/tháng/học sinh.

* Lật mở trang đầu lịch sử của một ngôi trường non trẻ, thầy và trò Nhà trường quyết tâm chung sức đồng lòng, với tinh thần:

DƯỠNG TÂM TRONG RÈN TRÍ SÁNG, THẦY ĐÁNH THỨC TIỀM NĂNG VÀ HOÀI BÃO

ƯƠM ĐỨC CẢ LUYỆN TÀI CAO, TRÒ THẮP LÊN SÁNG TẠO VÀ ƯỚC MƠ