Tên đầy đủ: CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú
Tên đầy đủ: CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú
Công ty cổ phần đầu tư Phú Cường Kiên Giang được thành lập vào ngày 04/02/2008 thuộc Tập đoàn Phú Cường hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và phát triển bất động sản. Sau gần 14 năm thành lập, công ty CPĐT Phú Cường Kiên Giang hiện là một trong những công ty tiên phong phát triển không gian kiến trúc đô thị hiện đại, đẳng cấp tại tỉnh Kiên Giang và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Dự án nổi bật nhất mà công ty Cổ phần Đầu tư Phú Cường Kiên Giang thực hiện là khu đô thị Phú Cường, thuộc khu lấn biển IV-V, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Từ vùng đất hoang sơ, sau gần 14 năm xây dựng, Phú Cường đã trở thành một đô thị hiện đại với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, tiện ích xã hội đầy đủ, mang lại một diện mạo mới cho thành phố biển Rạch Giá.
Với lợi thế vượt trội về vị trí địa lý nằm ngay tuyến giao thông huyết mạch của thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Hơn thế nữa sỡ hữu một vị trí ĐỘC TÔN hay vị trí VÀNG trong làng bất động sản tiếp giáp với các phía Đông -Tây -Nam -Bắc giúp Khu Đô Thị Phú Cường phát triển vượt bậc đến các tỉnh lân cận cũng như các địa phương khác. Ngoài ra đây là điểm kết nối vùng tam giác vàng Rạch Giá -Phú Quốc – Hà Tiên.
KĐT Phú Cường có quy hoạch đồng bộ, chuẩn mực với hệ thống cơ sở hạ tầng đạt chất lượng, thẩm mỹ cao và đặc biệt đây là hệ thống hạ tầng ngầm hóa đầu tiên được triển khai tại TP. Rạch Giá, được định hình như một trung tâm mới của TP. Rạch Giá, thỏa mãn mọi đầy đủ các chức năng sống, ở và vui chơi giải trí, đồng thời là điểm thu hút du lịch chẳng thể bỏ qua khi đến miền Tây.
Với thiết kế hiện đại, tiện nghi, đây là khu đô thị cao cấp, với các hệ thống khu thương mại, tài chính, biệt thự, khách sạn 4 sao, bệnh viện, trường học đẳng cấp quốc tế, khu nghỉ dưỡng 5 sao, khu vui chơi giải trí…
Cùng tiêu chí xây dựng đô thị xanh, thông minh, hiện đại, Đảo Phú Gia tại KĐT Phú Cường được hình thành như bước đầu của mô hình Smart City, là giải pháp sử dụng các ứng dụng công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu sống hiện đại của các cư dân. “Đảo Phú Gia – An gia Phú Quý” – là nơi an cư cho sự giàu có và thịnh vượng, được xây dựng nên từ khát vọng và sứ mệnh mang đến người dân cuộc sống đáng giá, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ cao với những ngôi nhà sang trọng, đẳng cấp, bao bọc bởi vùng biển xanh, những khuôn viên cây xanh, hồ nước cảnh quan trong lành, mát mẻ của vịnh Rạch Giá yên bình, thân thiện.
Đảo Phú Gia ra đời với quy mô gần 30 ha, vốn đầu tư lên đến 100 triệu USD được xây dựng trong một không gian sống gần gũi với thiên nhiên, biển trời bao bọc. Đảo Phú Gia là công trình phức hợp với các sản phẩm biệt thự, nhà phố, căn hộ, shophouse … được định hình phát triển theo phong cách khu đô thị thượng lưu với tiện ích đẳng cấp nhất.
Với công viên giải trí hồ bơi biển nhân tạo đầu tiên tại PhuCuong Land, sở hữu quảng trường biển Tây ngắm hoàng hôn đẹp nhất nước, hay cả sân chơi thể thao dành cho giới thượng lưu – sân tập Golf Phú Cường, đồng thời là nơi quy tụ các công trình dịch vụ khác như phố thương mại PhuCuong Center, bệnh viện đa khoa tỉnh, trường học liên cấp …
Sự thành công của Khu đô thị Phú Cường là bước đệm vững chắc chắp cánh cho thương hiệu Phú Cường Kiên Giang bay xa hơn và trong tương lai sẽ xây dựng nhiều công trình mới cho sự nghiệp kiến tạo cuộc sống đẳng cấp, hiện đại.
TÌM KIẾM THỊ TRƯỜNG MỚI, ĐA DẠNG MẶT HÀNG
Năm 2022, ngành thủy, hải sản đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Kiên Giang với 280,95 triệu đô la Mỹ (USD), tăng 11,69% so năm 2021. Hiện Kiên Giang xuất khẩu thủy sản qua 37 thị trường, trong đó có Nhật Bản, Hàn quốc, Trung Quốc, Thái Lan.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Huy Nam, khu cảng cá Tắc Cậu, huyện Châu Thành là đơn vị đứng trong top đầu xuất khẩu mực và bạch tuộc của cả nước. Công ty đã tăng lợi nhuận hàng năm đến 1,2%, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, được Bộ Công thương công nhận là đơn vị xuất khẩu uy tín.
Năm 2022, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Huy Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 49 triệu USD, vượt 53% so kế hoạch Sở Công thương tỉnh Kiên Giang giao. Công ty đã khẳng định được thương hiệu xuất khẩu ở các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Bồ Đào Nha…
Ông Nguyễn Nam Vinh - Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Huy Nam cho biết: “Ban lãnh đạo công ty đã duy trì khách hàng truyền thống, ổn định thị trường hiện có, nỗ lực tìm kiếm thị trường mới. Công ty phấn đấu vượt chỉ tiêu xuất khẩu trong năm 2023 theo kế hoạch đề ra. Năm 2022, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Huy Nam là đơn vị xuất khẩu mực và bạch tuộc nhiều nhất Việt Nam”.
Theo ông Vinh, sắp tới, công ty mở rộng thêm một số mặt hàng nuôi trồng để đảm bảo đầu vào ổn định; kết hợp các sản phẩm giá trị gia tăng, đa dạng các mặt hàng xuất khẩu, thêm một số mặt hàng ăn liền. Trước mắt, công ty sẽ kinh doanh theo hình thức thương mại, liên kết với những nơi nuôi trồng thủy sản. Về lâu dài, công ty tạo chuỗi liên kết khép kín tự nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu.
Công nhân Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Kiên Cường, huyện Châu Thành (Kiên Giang) chế biến thủy sản xuất khẩu.
Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Kiên Cường, khu cảng cá Tắc Cậu, huyện Châu Thành biến thách thức thành cơ hội nhờ vào chính sách linh hoạt, kịp thời. Bà Trần Thị Điệp - đại diện Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Kiên Cường nói: "Công ty chuyển đổi cơ cấu, đa dạng hóa các mặt hàng để phù hợp với nguồn cung trong nước và phù hợp với thị trường xuất khẩu trên thế giới nhằm tiếp cận thị trường mới, khách hàng mới. Đối với những biến động về ngoại tệ, công ty đã lựa chọn những thị trường ít biến động".
Theo bà Điệp, trước tình hình phí vận chuyển tăng cao, Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Kiên Cường đã vận động khách hàng hỗ trợ phí vận chuyển hoặc chuyển đổi hình thức giá FOB thay vì giá CIF. Với nhiều giải pháp trên, công ty hoàn thành vượt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2022, mang về 47 triệu USD từ xuất khẩu.
Năm 2023, với sự mở cửa trở lại của thị trường EU và Trung Quốc, Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Kiên Cường nỗ lực tận dụng tốt cơ hội này để xúc tiến thương mại tại EU và khai thác theo từng phân khúc khách hàng tại thị trường Trung Quốc. Công ty mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước về xúc tiến thương mại, hỗ trợ vốn vay, giảm lãi suất ngân hàng...
Theo các công ty chế biến thủy sản trong tỉnh Kiên Giang, năm nay nguyên liệu thủy sản phục vụ xuất khẩu vẫn còn khó khăn. Trước tình hình ngư trường ngày cạn kiệt, sản lượng đánh bắt ngày càng giảm, Kiên Giang đã chuyển hướng sang nuôi biển để chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu. Năm 2023, tỉnh phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 860 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu thủy, hải sản đạt 300 triệu USD, tăng hơn 6,78% so năm 2022.
Công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Huy Nam, huyện Châu Thành (Kiên Giang) xếp mực vào máy đông lạnh.
Để chủ động nguồn nguyên liệu, Kiên Giang đã phê duyệt đề án phát triển nuôi biển theo hướng bền vững đến năm 2030. Kiên Giang cũng là một trong các tỉnh được chọn tham gia đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, từng bước hình thành được mối liên kết trong nuôi cá biển công nghiệp, tạo tiền đề để thu hút đầu tư nuôi biển công nghiệp của tỉnh. Đây là một trong những cơ hội đột phá và điều kiện thuận lợi để tỉnh đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu thủy, hải sản trong thời gian tới.
Giám đốc Sở Công thương tỉnh Kiên Giang Trương Văn Minh cho biết: “Sở Công thương thường xuyên rà soát, nắm bắt khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh, đề xuất kịp thời với bộ, ngành liên quan, Tỉnh ủy, UBND tỉnh để hỗ trợ, tháo gỡ cho doanh nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước nhằm giúp doanh nghiệp khai thác, tận dụng những cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), mở rộng thị trường mới, đẩy mạnh xuất khẩu”.
Theo đồng chí Trương Văn Minh, để thực hiện đạt chỉ tiêu xuất khẩu thủy sản, từng doanh nghiệp cần giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống, mở rộng thị trường mới. Song song đó, có kế hoạch chủ động tháo gỡ khó khăn, xây dựng vùng nguyên liệu, chuỗi liên kết từ vùng nguyên liệu, vùng nuôi trồng đến sản xuất và gắn với tiêu thụ, xuất khẩu…
Tiền thân của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Kiên Giang (Kigimex) là Công ty Xuất Nhập Khẩu Nam Hải (Công ty Nhà nước) thành lập năm 1975, trực thuộc Công ty Xuất Nhập Khẩu cảng Miền Tây, có trụ sở chính tại thành phố Cần Thơ.
Năm 1976, Công ty đổi tên thành Công ty Ngoại thương Kiên Giang, trực thuộc UBND tỉnh Kiên Giang.
Năm 1981, Công ty đổi tên thành Công ty Liên hiệp Xuất Khẩu Kiên Giang.
Năm 1982, Công ty đổi tên thành Liên hiệp Công ty Xuất Nhập Khẩu Kiên Giang, các công ty trực thuộc là Công ty Xuất nhập khẩu rau quả, Công ty Dầu thực vật, Cửa hàng Kiều hối, Công ty Nông sản Thực phẩm xuất khẩu, Nhà máy đông lạnh Khóm, Xí nghiệp đông lạnh thuỷ sản xuất khẩu, Đội tàu sông Kiên.
Năm 1988, Công ty đổi tên thành Công ty Xuất nhập khẩu Kiên Giang với 100% vốn Nhà nước trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
Năm 1992, theo Quyết định số 542/UB-QĐ ngày 19/08/1992, UBND tỉnh Kiên Giang ra quyết định thành lập Công ty Xuất nhập khẩu Kiên Giang (Công ty Nhà nước) với giấy phép Kinh doanh Xuất nhập khẩu số 4081004 do Bộ Thương mại cấp ngày 01/03/1993.
Tháng 4/1994, Công ty lương thực Kiên Giang sáp nhập vào Công ty xuất nhập khẩu Kiên Giang.
Năm 1995, Công ty Xuất nhập khẩu Kiên Giang (Kigimex) chuyển nhượng 100% vốn chủ sở hữu cho Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Công ty Nhà nước) theo quyết định số. 071/TCT/TCLĐ-QĐ ngày 25/11/1995
Ngày 31/5/2005, Công ty Xuất nhập khẩu Kiên Giang chuyển thành Công ty TNHH Một thành viên Xuất nhập khẩu Kiên Giang (Kigimex) (Công ty Nhà nước) theo Quyết định số 123/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 22/6/2011, Công ty được chuyển đổi thành Công ty TNHH Một thành viên Xuất nhập khẩu Kiên Ginag (Kigimex) (Công ty Nhà nước) 100% vốn Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam.
Ngày 01/07/2016, Công ty được chuyển thành Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Kiên Giang (Kigimex) với 83,31% vốn chủ sở hữu nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (doanh nghiệp Nhà nước) và 16,69% cổ đông tư nhân, mã số kinh doanh số 1700100989 Do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang cấp.
Kigimex hiện nay toạ lạc tại số 85-87 Lạc Hồng, Phường Vĩnh Lạc, Thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Công ty đã được tổ chức NQA cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2015 về việc quản lý chất lượng.