Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật - nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Đây là một lễ hội lớn về số lượng các phật tử tham gia hành hương.
Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật - nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Đây là một lễ hội lớn về số lượng các phật tử tham gia hành hương.
Lễ hội chùa Hương kéo dài 3 tháng và là lễ hội dài nhất trong năm ở khu vực miền Bắc. Trong những năm qua, để thu hút du khách, UBND huyện Mỹ Đức, Ban Quản lý (BQL) Di tích và thắng cảnh đã đầu tư, đổi mới cơ chế quản lý, phát huy, bảo tồn, khai thác giá trị di tích, cảnh quan, dịch vụ… Từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2024, lượng khách về tham quan thắng cảnh: 915.762 lượt khách.
Năm 2024, công tác đổi mới quản lý lễ hội tiếp tục được UBND huyện Mỹ Đức, BQL Di tích và thắng cảnh Hương Sơn chú trọng, đầu tư.
Cụ thể, theo ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng ban BQL Di tích và thắng cảnh Hương Sơn, những người làm công tác quản lý lễ hội chùa Hương được "nhàn hơn" bởi mọi quy định đã đi vào nề nếp, đặc biệt là việc vận chuyển khách trên suối Yến. Đò vận chuyển trong lễ hội chùa Hương năm 2024 do HTX Dịch vụ du lịch chùa Hương quản lý thay vì chủ đò tự đón khách như những năm trước.
Du khách trẩy hội chùa Hương. Ảnh: VGP/Minh Anh
"Trước đây, 4.000 lái đò cứ đi mời chào từ ngoài đường, gây ra mất trật tự công cộng, ảnh hưởng đến mỹ quan, thiếu văn minh. Năm nay, các lái đò được sắp xếp lần lượt, ngày nào đông, có lái đò được vận chuyển 2 lượt/ngày. Điều này đảm bảo tính công bằng cho tất cả mọi người khi tham gia vào HTX. Trên đò, chúng tôi yêu cầu các lái đò tuân thủ quy định về trang phục màu cam nên dễ dàng nhận diện và tạo nên sự đồng bộ, dễ kiểm soát", ông Nguyễn Bá Hiển nhấn mạnh.
Tiếp đó, khách vào được hướng dẫn gửi xe vào bến bãi rồi từ đây, đi xe điện xuống các bến đò. Tại các bến đò, Ban Quản lý bố trí 10 trạm kiểm soát vé, nhờ lắp đặt quét mã QR, ứng dụng công nghệ nên không chỉ du khách xếp hàng trật tự mà còn rất minh bạch, tránh thất thoát.
Bên cạnh đó, BQL cũng quy định thời gian vận chuyển khách từ thứ Hai đến thứ Sáu là 5h-20h; thứ Bảy và Chủ nhật 4h-20h; đồng thời niêm yết công khai giá dịch vụ đò hai chiều năm nay tăng. Cụ thể, đi tuyến Hương Tích: 85.000 đồng/người (tăng 35.000 đồng), tuyến Long Vân - Tuyết Sơn: 65.000 đồng (tăng 30.000 đồng); giá vé thắng cảnh là 120.000 đồng/người/lượt.
Nói thêm về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường suốt mùa lễ hội, ông Hiển cho hay, từ năm 2023, BQL Di tích và thắng cảnh Hương Sơn đã chuyển toàn bộ rác từ trong khu vực trong ra ngoài, không để lưu giữ rác ở phía trong đền, chùa, suối Yến.
Ngày nào đông du khách thì có chừng 4 chuyến thuyền vận chuyển rác thải ra ngoài để đảm bảo môi trường, cảnh quan sạch đẹp.
Cũng theo chia sẻ của ông Hiển, dù còn nhiều khó khăn trong việc đầu tư công nghệ, hạ tầng viễn thông, nguồn nhân lực, song huyện Mỹ Đức và Ban Quản lý Di tích và thắng cảnh Hương Sơn vẫn duy trì chủ trương chú trọng công tác quản lý, để mang đến những trải nghiệm thoải mái, lý thú cho khách thập phương khi tham quan quần thể Hương Sơn.
UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (chùa Hương) thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là Khu du lịch cấp Thành phố.
Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (chùa Hương) có hệ thống núi non, có rừng Hương Sơn 3 tầng thực vật, có suối Yến trong xanh. Quần thể Hương Sơn được xây dựng từ đời Lê Thánh Tông (1442 - 1497), sau nhiều lần được tu bổ, sửa chữa, đến nay vẫn giữ nguyên được giá trị về lịch sử, danh thắng và đã góp phần làm nên nét văn hóa đặc sắc, đa dạng của đạo Phật Việt Nam.
Đông đảo người dân đến trẩy hội chùa Ông Núi.
Chùa Ông Núi tọa lạc ngay lưng chừng đỉnh Chóp Vung - đỉnh cao nhất của dãy núi Bà. Theo sách xưa, năm Nhâm Ngọ (1702), có một người tên gọi là Lê Ban (tức thiền sư Tịnh Giác - Thiện Trì) đến núi này tu hành. Sư dựng một mái chùa bằng cỏ tranh, sống thanh bần trên núi, dùng vỏ cây làm quần áo. Dân trong vùng gọi sư là Mộc Y Sơn Ông (tức “ông núi mặc áo vỏ cây”). Do vậy, ngôi chùa này có tên chùa Ông Núi. Sư mất năm Thái Đức thứ 8, đời vua Nguyễn Nhạc.
Chùa Ông Núi là một trong những ngôi chùa cổ rất đẹp và nổi tiếng ở Bình Định. Lễ hội được tổ chức vào ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đây chính là ngày giỗ của Hòa thượng Thích Viên Minh - trụ trì của chùa lúc sơ khai và cũng là một trong những người có nhiều đóng góp cho sự phát triển của lịch sử Phật giáo Bình Định.
Năm nay Lễ hội chùa Ông Núi diễn ra trong nắng xuân ấm áp (ngày 23.2), khách thập phương về dự khá đông, cầu nguyện cho một năm mới an lành, thịnh vượng.
Theo kinh nghiệm đi lễ hội chùa Hương được chia sẻ, du khách nên đặt khách sạn gần danh thắng Hương Sơn như khách sạn Thịnh Khang, Thành Hải, Minh Hoàng, Hòa Nam, Omerta… để thuận tiện cho việc di chuyển, hành hương, thưởng ngoạn khung cảnh xung quanh với mức chi phí phải chăng.
Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn nhất của miền Bắc, được tổ chức ở khu thắng cảnh chùa Hương, thuộc Hương Sơn, địa phận huyện Mỹ Đức, cách thủ đô Hà Nội khoảng 62 km về phía Tây Nam. Nơi đây cũng được xem là khu phức hợp giữa tôn giáo và văn hóa vì tập hợp rất nhiều ngôi chùa Phật giáo, ngôi đền thờ các thần long nhãn cũng như tín ngưỡng nông nghiệp khác nhau.
Tham quan khu quần thể nổi tiếng này, ngoài có lễ hội chùa Hương đặc sắc thì du khách còn có thể tận hưởng không gian thanh tịnh với thiên nhiên trong lành, cầu nguyện bình an cho bản thân và gia đình, chắc chắn mang đến trải nghiệm ấn tượng, khiến bạn khó quên nhất.
Lễ hội chùa Hương được xem là nét văn hoá đặc sắc ở miền Bắc vào những ngày đầu năm.
Có nhiều phương tiện để bạn di chuyển đến chùa Hương tham gia lễ hội như:
• Máy bay: Nếu bạn ở khu vực miền Trung hoặc miền Nam muốn có chuyến hành hương đến quần thể chùa tại Hà Nội thì máy bay là phương tiện giúp bạn di chuyển nhanh chóng và tiện lợi nhất. Theo đó, bạn có thể đặt vé máy bay đi Hà Nội tại Bamboo Airways với mức giá siêu tiết kiệm, nhiều đặc quyền hấp dẫn khi đăng ký nhận tin khuyến mãi hoặc trở thành hội viên Bamboo Club.
• Xe máy: Bạn có thể thuê xe máy để tự mình trải nghiệm chuyến hành hương dễ dàng hơn. Với tuyến đường từ Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Đông – Ngã 3 Ba La – Vân Đình, bạn có thể đến chùa Hương đi lễ hội sau 1 tiếng 50 phút,
• Xe ô tô: Nếu lựa chọn tuyến đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Rẽ – Nút Giao Đồng Văn – Quốc Lộ 38 – Chợ Dầu bằng xe ô tô thì chỉ mất khoảng 1 tiếng để tới chùa Hương.
• Xe bus: Bạn có thể di chuyển đến chùa Hương bằng xe bus với các tuyến 211, 78 hoặc 75, vừa tiện lợi vừa tiết kiệm chi phí.
• Taxi: Nếu đi lễ chùa Hương bằng taxi thì tài xế sẽ đến tận nơi để đón bạn. Một số hãng taxi nổi tiếng ở Hà Nội là Taxi Thanh Nga, Taxi Thăng Long, Taxi HaNoi Tourist…
Sau một ngày tham quan, bạn có thể lựa chọn một số nhà hàng gần khu vực chùa Hương sau đây, để thưởng thức bữa ăn ngon với mức giá vô cùng phải chăng:
• Nhà hàng Mai Lâm: Số 4 Thiên Trù, chùa Hương.
• Nhà hàng Quyết Thắng: Số 1 Thiên Trù, chùa Hương
• Nhà hàng Thịnh Khang: Suối Yến – Hương Sơn – Mỹ Đức – Hà Nội.
• Nhà hàng Xuân Dung: Núi Soi, Suối Yến, Hương Sơn.
Ngoài ra, du khách cũng đừng quên thưởng thức các món đặc sản tại chỗ hoặc mua về tặng cho gia đình, bạn bè như chè lam, bánh củ mài, mơ rừng, rau sắng, hạt dẻ, củ mã thầy.
Chè lam có vị ngọt, bùi, thơm mùi gừng, là món đặc sản nhất định phải thử khi du lịch đến chùa Hương.